Translate



Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
'Mặt tối' đáng sợ của Facebook 
Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,...
Thủ phạm của 1/5 số vụ ly hôn?
Một khảo sát của Anh mới đây đã phát hiện ra rằng, Facebook phải chịu trách nhiệm cho trên 20% vụ ly hôn ở đất nước này. Khảo sát đó được thực hiện trên 5.000 đơn xin ly hôn và phát hiện 989 trường hợp có nhắc đến các mối quan hệ trên mạng.
Tuy nhiên, có phải chính Internet là một công cụ khiến chúng ta dễ phản bội hơn không? Theo nhà tâm lý học Carmen Magalhaes, một người chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ của con người, Internet có thể bóp méo sự thật.
"Tất cả mọi thứ đều có thể được lên kế hoạch và được tính toán trên Internet. Việc chuyện trò trở nên sinh động, thân mật và thoải mái, chẳng còn ngại ngùng, bẽn lẽn hay ngần ngại. Mọi người thường khoe những bức ảnh đẹp nhất của mình được chụp dưới những góc độ mong muốn", ông nói.
'Mặt tối' đáng sợ của Facebook - 1
Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,... (Ảnh minh họa).
"Thật là dễ dàng để đeo một cái mặt nạ và thoát ra khỏi thế giới thực. Đàn ông thường thích trò chơi chinh phục và đã có một công cụ mở ra những cuộc phiêu lưu cho mình mà chẳng động chạm tới ai trong cuộc sống hàng ngày".
Những trang web như Facebook  thực sự đang gây nên sự căng thẳng cho rất nhiều cặp vợ chồng. Con người có những ảo tưởng độc nhất vô nhị. Khi bạn sống với một ai đó, bạn thường cho rằng ngoài mình ra, người bạn đời không được nghĩ về người khác. Những trang web trong mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rằng, mình không phải là duy nhất.
Việc bạn trai hay chồng bạn lượn lờ hàng giờ trên Internet không có nghĩa là anh ta đang lừa dối bạn và bạn cũng không nhất thiết phải lùng sục từng trang web mà anh ta đã truy cập. Tuy nhiên, nếu yêu và tin tưởng nhau, tốt nhất là nên nói chuyện trực tiếp. Có thể quá trình dẫn đến đổ vỡ sẽ bị đảo ngược nếu cả hai đều nhận ra họ đang đánh mất cái gì.
Luciana Ruffo, nhà tâm lý học tại Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Khoa học vi tính của PUC-SP (NPPI) cho rằng, thực ra không phải vì sử dụng Internet nên con người có thể lừa dối nhau. Nó chỉ phần nào làm cho việc phản bội dễ dàng xảy ra hơn.
Theo ông, nếu một người có ý định phản bội thì họ cũng chẳng cần phải thông qua mạng xã hội nào. Nhưng, "thực chất các trang web ấy chỉ giúp những người hợp nhau có thể dễ dàng tìm thấy nhau hơn và vì thế có thể đẩy nhanh hơn quá trình dẫn đến phản bội và đổ vỡ".
Chuyên gia tâm thần học và tâm lý trị liệu Luiz Scocco chuyên về rối loạn giới tính cho biết, số bệnh nhân bị ảo tưởng về sự phản bội đến điều trị tại văn phòng của ông đang ngày càng tăng. Nhưng ông tin rằng, những ảo tưởng đó không khác nhiều so với hoàn cảnh thực.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang dự tiệc với bạn trai, bạn vào nhà vệ sinh và ngay sau khi bạn đi khỏi, anh ta liền bắt chuyện với một cô gái. Vậy là có chuyện đấy. Và sau đó có thể họ sẽ cho nhau số điện thoại, rồi chuyện trò, gặp gỡ. Rốt cuộc phản bội vẫn là phản bội.
Luiz nói rằng, Internet đang tạo thêm nhiều hình hài mới cho sự gượng ép và những thói quen xấu. "Khi cuộc sống của bạn vô vị và trống rỗng, nó sẽ bị lấp đầy bởi những thứ như là bóng đen của những mối quan hệ ảo".
'Mặt tối' đáng sợ của Facebook - 2
Facebook mang lại số lợi nhuận khổng lồ cho người sáng lập ra nó.
Nếu mối quan hệ dần phai nhạt, Internet trở thành một trò tiêu khiển quá dễ chịu. "Trò tiêu khiển ảo ấy sẽ không thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ đang trở nên tồi tệ. Cách tốt nhất là cố gắng với những gì còn lại trong chính mối quan hệ của bạn. Vấn đề phản bội sẽ vẫn luôn hiện hữu, Internet chỉ là phương tiện để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Những vấn đề đó thực ra đã tồn tại từ rất lâu trước khi máy tính ra đời".

Là phương tiện để tội phạm lừa đảo, sát hại, gây bạo lực và hãm hiếp học sinh
Mới đây, Cảnh sát Anh đã buộc tội Facebook vì không quan tâm đến sự an toàn của trẻ em. Thực tế, số vụ kiện cáo bị lừa đảo và đe dọa từ Facebook gây ra đã tăng hơn gấp 4 lần trong năm 2011, năm mà mạng xã hội này vượt Google trở thành mạng được truy cập nhiều nhất tại Mỹ.
Cảnh sát đã nhận được tổng số 255 đơn kiện Facebook trong 3 tháng mới đây. Jim Gamble, người đứng đầu Trung tâm  Bảo vệ và Kiểm soát trẻ em (CEOP) cho rằng, số lượng đơn kiện của phụ huynh và những thông báo của trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị đe dọa và hacker đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên những thông báo này cần thẩm định.
Ông cũng tiết lộ rằng, những người kiểm soát của Facebook khẳng định, họ có hẳn một hệ thống an ninh nội bộ nhưng không hề thông báo cho cảnh sát dù chỉ là một vụ lạm dụng tình dục trẻ em.
Cảnh sát đã nhận được những yêu cầu đảm bảo an toàn trên Internet để bảo vệ trẻ em và họ lên tiếng chỉ trích việc trang web này đã từ chối gắn thêm nút "bị đe dọa" lên trang cá nhân của người sử dụng. Ông cho rằng, nút bấm trên sẽ bảo vệ trẻ em và ngăn cản những kẻ lạm dụng.
Phát biểu tại London mới đây, ông Gamble nói rằng, nút "báo động" được sử dụng trên một số trang web khác nhận được sự ủng hộ của những nhóm chuyên gia mạng và những tổ chức từ thiện như Childline.
Ông nói: "Phải chăng Facebook quá ngạo mạn đến mức không thèm quan tâm tới việc cộng đồng những người bảo vệ trẻ em nghĩ gì? Về kinh doanh, họ là những chuyên gia, nhưng tôi không nghĩ rằng họ là những chuyên gia trong việc bảo vệ trẻ em. Cái mà Facebook không chịu hiểu đó là sự phòng tránh và hành động để ngăn chặn".
Ông Gamble sẽ tới Washington DC để trình ra một "bộ" bằng chứng cho các ông chủ của Facebook. Cảnh sát sẽ yêu cầu họ làm những việc đúng đắn để bảo vệ trẻ em. "Những trang này cần đưa ra những quyết định đúng đắn, nếu không sẽ trở thành sự lựa chọn của những kẻ côn đồ, những thành phần nguy hiểm, những kẻ lạm dụng tình dục, những kẻ giết người".
Trong 3 tháng mới đây, cảnh sát đã nhận được tổng số 255 đơn. Nếu hệ thống an ninh của Facebook được cho là rất hoành tráng, khi họ nhận được rất nhiều thông báo và sự lo lắng của thanh thiếu niên, vậy thì sau đó chúng được giải quyết thế nào?
Được biết hiện có trên 1 tỉ người sử dụng Facebook trên toàn thế giới và như vậy trang mạng xã hội này đã vượt Google trở thành trang web có nhiều người truy cập nhất nước Mỹ.
rang web đang tiếp tục phát triển nhanh chóng - có tháng thu hút thêm khoảng 23 triệu người sử dụng mới.
Bài toán về kiểm soát và cảnh báo
Ofcom, một tổ chức giám sát truyền thông cho biết, mặc dù những trang mạng xã hội công bố chính thức độ tuổi giới hạn là 13 nhưng trên thực tế có  khoảng 19% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi sử dụng các trang web truyền thông như Facebook, Bebo hay Myspace. Và đáng nói là rất nhiều bậc cha mẹ không hề biết con mình đang lang thang trên mạng xã hội.
'Mặt tối' đáng sợ của Facebook - 3
Vì chuộng Facebook nên trẻ em dễ bị lừa đảo.
Bản báo cáo cũng đề cập đến dữ liệu người dùng Internet, trong đó 37% người dùng Internet tại nhà (độ tuổi từ 5-7) ghé thăm Facebook. Nhưng báo cáo không kiểm tra được bao nhiêu trong số trên có tài khoản trên trang web này.
Những con số trên có thể một lần nữa gây nên một cuộc tranh luận về việc Facebook và các trang khác kiểm soát tuổi của người sử dụng như thế nào. Mặc dù những trang trên có yêu cầu người dùng phải cho biết tuổi, tuy nhiên chẳng có gì để xác minh thông tin đó có đúng sự thật hay không.
Gần đây, Trung tâm Bảo vệ và Giám sát trẻ em đã chỉ trích Facebook vì đã từ chối thêm nút bấm báo cáo việc lạm dụng cho CEOP. Sự bổ sung này được dùng để báo cáo những hành vi xấu khi online.

Một vấn đề bức xúc khác trên Facebook là có  những kẻ lợi dụng mạng mưu đồ bất lương. Nghiên cứu của Ofcom phát hiện ra rằng, 70% trong số trẻ em dưới 11 tuổi sử dụng blog hoặc các trang thông tin như Wikipedia và khi đọc thì chúng tin tất cả hoặc phần lớn những gì chúng đọc. Đó chính là vấn đề. Khi bạn ở tuổi đó, bạn thường ít khi có những nghi vấn về tính trung thực của thông tin.
Tuy nhiên, một khảo sát 747 trẻ em đã cho thấy, rất nhiều trẻ đã có ý thức cẩn trọng trong việc cho người khác xem trang mạng xã hội của mình. Cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, 83% chỉ cho phép bạn bè vào trang mạng của mình và 4% để hoàn toàn riêng tư.
Thống kê sự tham gia của trẻ em vào mạng truyền thông Ofcom mới đây cũng đưa ra những chi tiết về việc truy cập bất hợp pháp của giới trẻ. Dữ liệu cho thấy, trên 44% trẻ từ 12 - 15 tuổi nghĩ rằng, việc download phim và nhạc miễn phí không trái với pháp luật.
Mới đây, Facebook đã từ chối yêu cầu từ các bộ trưởng và những người tham gia chiến dịch bảo vệ trẻ em là phải thêm nút bấm chống quan hệ tình dục với trẻ em trên trang web này. Các nhà lãnh đạo trang web nói rằng, việc thêm nút bấm đó trong phần chủ đạo của trang web có thể khiến những người dùng hay lo lắng sẽ không tiếp tục sử dụng dịch vụ nữa.
Yêu cầu thêm nút bấm cảnh báo dễ thấy là xuất phát từ vụ án cô nữ sinh Ashleigh Hall, nạn nhân của một kẻ hiếp dâm, giết người hàng loạt Peter Chapman. Peter đã giả làm một cậu thanh niên mới lớn trên Facebook để dụ dỗ cô gái 17 tuổi và giết chết cô tại Sedgefield, hạt Durham, Anh. Vụ án này đã đẩy vấn đề an ninh trên Facebook trở thành điểm nóng.
Các chuyên gia an ninh mạng thì cho rằng, Facebook nên thêm nút bấm này vì danh tiếng của mình. Facebook lại phản pháo rằng, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm quản lý con cái trong thế giới ảo cũng giống như trong thế giới thật.
Nói thật ra, những nút bấm cũng không thể ngăn chặn kẻ giết Asheleigh Hall. Vấn đề là cô bé nghĩ rằng, cô đang nói chuyện với một cậu bé chứ không phải là một kẻ lạm dụng tình dục. Do đó điều quan trọng là các cô, cậu bé phải có ý thức cảnh giác.
Một phát ngôn viên của trang web cho biết: "Chính sách của chúng tôi rất rõ ràng, Facebook yêu cầu người sử dụng phải ít nhất là 13 tuổi trước khi đăng ký tài khoản. Việc thông báo về một người sử dụng dưới tuổi quy định có thể thực hiện dễ dàng ngay trên trang web. Chúng tôi sẽ ngay lập tức xóa tài khoản đó vì đã vi phạm quy định của chúng tôi về Quyền và Trách nhiệm của người sử dụng".
Facebook cũng thừa nhận: "Chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề an ninh và mới đây, chúng tôi đã gặp Bộ trưởng Nội vụ để thảo luận về vấn đề này. Tiếp theo, chúng tôi sẽ gặp CEOP để trình bày về chiến lược an ninh của mình và sẽ đưa thông tin về các kế hoạch của mình tới công chúng".
(Theo Vietnamnet)

Những tác hại của Facebook mà teen chưa biết

2012-03-27 10:52:26
Có lẽ câu tuyên ngôn cửa miệng của bất kì teen boy hay teen girl giờ đều là "Ăn Phây, ngủ Phây, chơi Phây". Facebook trở thành người bạn không thể thiếu cho giới trẻ. Vậy theo bạn bác Phây này tốt hay xấu?
Tốt hay xấu thì cũng tùy vào mục đích sử dụng của mỗi bạn. Nếu xem đó là nơi cập nhật tin tức, chia sẻ,giao lưu với bạn bè thì không sao nhưng nếu lạm dụng nó quá, dành gần như thời gian trong ngày cho bác Phây thì bạn hãy coi chừng những nguy cơ tiềm ẩn. Nhất là vài tháng đây, Facebook còn làm teen mê mẩn hơn với những trò bói toán. Thế nhưng đằng sau nó, hậu quả cũng không hề nhỏ với teen nhà mình. Đó là gì?
1. Thời gian
Đây là giai đoạn ôn tập để thi học kì 2, teen trở nên lơ là bài vở, dành cho cái màn hình Facebook cứng nhắc chỉ để xem hôm nay ai tặng quà cho mình, mình nên yêu người nào, kiếp trước mình là ai… ti tỉ những trò bói Nobita khiến teen quên mất đâu là điều quan trọng của mình. Sẽ chẳng có một may mắn nào dành cho teen nếu các bạn trượt vỏ chuối chỉ với lí do lười học, ham Facebook đâu nhé!

Teen rất thích tham gia các trò bói như thế này
2. Stress
Bác sĩ chỉ cho phép teen ngồi tối đa trước màn hình 4 tiếng/ngày, thế nhưng chẳng teen nào chịu tuân theo cả. Cứ 10 phút/lần, cộng đồng Facebook xuất hiện những câu bói như: Bạn là loài cây nào? Tên bạn ứng với vận mệnh nào? Bạn có sống trọn đời với người yêu hiện tại không?.... Teen tỏ ra vô cùng thích thú với những câu phán của ông thầy Nobita, để rồi có người ngồi ủ rũ với câu hỏi ‘Chẳng lẽ hắn ta đang tỉnh tò nhỏ nào hay sao mà tình duyên của mình cắt ngang vậy trời!’. Than với thờ đi liền với stress, như vậy teen đã tự chuốc khổ vào mình rồi đấy!
Trò bói toán ngày càng bị lạm dụng khi bạn xem cả ngày mình chết
3. Dị đoan
Không phải cứ gõ cửa vào nhà thấy bói là bạn mới liệt vào danh sách ‘mê tín dị đoan’ đâu nghen! Mọi hình thức bói linh tinh này nọ đều là dị đoan hết đấy! Bạn đang dần biến mình như cây tầm gửi, lúc nào cũng có thầy Facebook phán mới yên tâm. Có bạn còn mê đến mức rù nhau đi xem bói thật sự. Đã đến lúc teen nhà mình xem lại thói quen xem bói trên Facebook rồi đó!
4. Tình cảm
Chẳng ai thích tỉnh tò với cô nàng suốt ngày ăn Facebook, đi chơi cũng Facebook cả đâu bạn ạ! Hắn sẽ xách dép đi ngay bởi những câu phán như thầy bói xem voi của bạn, đại loại như ‘Facebook nói hôm nay không nên ra đường vì ngày xấu, dễ gặp tai nạn’, hay ‘ Mình chỉ nên ăn món khô thôi, món nước sẽ dễ làm tình cảm trôi theo nó’… Bạn sẽ khóc oà lên vì thói quen lạm dụng Facebook quá nhiều đấy nhé!

5. Da xấu
Tia tử ngoại phát ra từ màn hình sẽ làm da bạn xấu dần đấy! Tất nhiên ngay bây giờ bạn chẳng nhận ra nhưng theo thời gian thì da bạn sẽ nhăn nheo và mất sức sống, chẳng còn đỏm dáng nữa đâu. Tắt ngay Facebook và ăn ngủ đúng giờ là cách mà bạn đem lại sự trẻ hoá cho làn da mình đó!
Cậu bạn Nobita có sức hút mãnh liệt với các teen đấy chứ!
Chẳng ai cấm cản quyền truy cập vào Facebook của bạn và các trò bói toán vui trên cộng đồng Face cả. Tuy nhiên đừng vì những câu phán tùm lum mang tính chất giải trí của bói toán mà bạn tin vào nó nhé! Sẽ chẳng có ai học dùm bạn nếu kết quả trì trệ vì ham vui vào anh chàng Nobita hậu đậu. Ba mẹ sẽ phạt bạn thật nặng đấy, đến lúc đó chẳng có thầy nào phán nỗi bạn sẽ nhận bao nhiêu roi đâu nha! Chỉ sử dụng vào Facebook vào những giờ rỗi nhất định, sau khi bạn đã làm bài và học bài xong hết, như vậy Facebook mới đúng là nơi để bạn xả stress mỗi ngày!
Khiết Bông


facebook - tiện ích và tác hại đối với học sinh.

(Dân trí) - Không thể phủ nhận những tiện ích từ mạng xã hội Facebook (phây) thế nhưng không ít học trò do thiếu kiểm soát nên tự biến mình thành “nô lệ” trong thế giới này. Nhất là việc "đốt" thời gian ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của các em.


“Đốt” thời gian trên “phây”
Vừa ra chơi, nhiều nhóm học sinh (HS) trường THPT T.V (TPHCM) cùng tụm đầu vào những chiếc điện thoại cài ứng dụng “phây” (Facebook) để "tám" về một trạng thái nào đó được chia sẻ mà nhiều HS quan tâm. Họ cùng bàn luận, phân tích những nội dung, hình ảnh hay những comment (bình luận) mới vừa được đưa lên. Có bạn còn tranh thủ luôn giờ nghỉ giải lao chỉ vài phút để đưa lên những trạng thái mới hoặc gửi đi phản hồi nào đó ngay trên điện thoại của mình.


Một số học sinh bơ phờ khi đến trường vì đêm hôm thức “canh” Facebook.
Tại khối lớp 10, một nhóm khoảng 5 - 7 em ngồi trong lớp cùng bàn về kế hoạch đi du ngoạn trước Tết đang được đăng tải trên Facebook. Nữ sinh tên Ngọc Tuyết í ới: “Hoàng “tồ” đâu, lại xem ý kiến của mày bị chửi bét nhè luôn nè”. Cậu học trò được nhắc đến lúc này đang nằm gục xuống bàn… ngủ ngon lành, mặc cho bạn đánh thức cậu chỉ ú ớ rồi lại nhắm mắt lại vì đêm qua thức đến gần 2 giờ sáng “canh” Facebook.


Ngọc Tuyết cho biết, hôm nào lớp hoặc nhóm có hoạt động, sự kiện chung gì đổ lên Facebook thì nhiều bạn trong lớp đều thức rất khuya để cập nhật, phản hồi liên tục. “Nhiều hôm em nhắc mình đúng 12 giờ là đi ngủ nhưng lại ráng thêm chút, gửi đi gửi lại thì đã đến 1 - 2 giờ sáng. Lên “phây” là cách “giết” thời gian hiệu nghiệm nhất, mỗi ngày em mất 3 - 4 giờ cho nó”, Tuyết bộc bạch.


Đó chỉ mới là bề nổi của việc học trò nghiền Facebook. Không ít HS xem Facebook là nhật ký hàng ngày của mình nên mọi hoạt động ăn chơi, ngủ nghỉ đều cập nhật liên tục. Có em còn dành nhiều thời gian chăm sóc, tỉa tót, chú trọng đến từng bức ảnh, từng nét trang trí… để gây sự chú ý.


Phó hiệu trưởng một trường phổ thông ở Q.3, TPHCM cho hay, nếu cách đây vài năm có một bộ phận học trò đến lớp với tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, nằm rạp trên bàn vì nghiện game online thì bây giờ bộ phận này có thêm các em nghiện Facebook, kể cả HS giỏi.


Người này đánh giá, dùng Facebook có thể không nguy hiểm như game online nhưng các em tham gia thiếu kiểm soát thì tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học và cũng không thích thú với các hoạt động xã hội. “Có HS trong giờ học tay cũng bấm điện thoại xem Facebook hoặc quên làm bài, trong lớp ngủ gật vì thức đêm để lên Facebook”, bà nói.


Đến dự chương trình tư vấn dạy con dùng máy tính, chị Lê Thanh Thảo (ngụ ở Q.6, TPHCM) cho hay chị có hai đứa con, đứa con đầu tốt nghiệp lớp 12 từ năm ngoái, nhiều năm nay chỉ chơi game online, bỏ nhà đi liên tục nên vợ chồng chị đã “đầu hàng”. Nhưng với cô con gái thứ 2 đang học lớp 9, không nghiện game nhưng gần đây cũng suốt ngày ôm máy tính để lên Facebook và có rất nhiều bạn bè trên mạng.


“Giờ trưa nghỉ ở lớp, cháu cũng ra quán internet để lên Facebook. Cháu nói thứ này không có gì độc hết nhưng giờ cháu học rất ít, một chút là phải bật máy xem Facebook thế nào rồi nên kết quả học tập của cháu hơn năm lại đây kém rất rõ mà giờ đã cuối cấp rồi”, người mẹ lo lắng.


Phải biết làm chủ bản thân


Nhiều phụ huynh đau đầu khi nhìn con mê mẩn “đốt” thời gian với Facebook, chưa nói đến việc kiểm soát thông tin, lời ăn tiếng nói của các em trên mạng xã hội. Có người phải dùng đến biện pháp mạnh như cắt tiền tiêu của con, cắt internet hay tìm đến các phần mềm ngăn chặn con vào Facebook.


Bà Lê Minh Hoa (chuyên viên đài 1080) cho hay bản thân bà gặp rất nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ cho rằng nghiện Facebook là điều không đáng lo ngại nhưng các bạn chưa biết cách làm chủ bản thân. Thường thì khi vào Facebook rồi các bạn dễ bị lôi cuốn theo và quên luôn thời gian nên cần trước hết phải chủ động cài báo thức, hoặc nhờ người thân nhắc nhở mình.





Dùng Facebook thiếu kiểm soát, học trò dễ rời xa các hoạt động ngoại khóa

Trong ảnh: HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM tham gia Ngày hội văn hóa dân gian tại trường.
Ngoài ra, cần phải xây dựng cho mình cách sống có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Trong một ngày, chúng ra sẽ ưu tiên những công việc nào cần làm trước thì phải hoàn thành, không để những hoạt động giải trí, vui chơi khác ảnh hưởng đến công việc chính của mình.


Không phủ nhận những tiện ích của Facebook trong việc chia sẻ, kết nối nhưng ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cũng cho rằng Facebook là một "mê cung" có sức mê hoặc rất lớn mà nếu thiếu kiểm soát rất dễ bị lôi cuốn bởi những giá trị ảo. Nhiều học trò chỉ lo “tút” cho bức ảnh thật đẹp, chăm chút cho từng trạng thái… để lôi kéo mọi người, “đốt” rất nhiều thời gian. Điều này có thể lấn át cả chuyện học hành, cả sự giao tiếp với mọi người và nhiều hoạt động bổ ích khác của các em.


Khi người dùng thiếu tự chủ thì Facebook trở thành “kẻ cắp” đối với thời gian, sức khỏe. Bởi thế theo thầy Khắc Hiếu, mỗi người phải biết đặt ra những quy tắc như mỗi ngày chỉ vào 1 hay 2 giờ đồng hồ trong khoảng thời gian nào đó nhất định để tạo thành một thói quen.


“Trước khi thoát ra thì đừng đăng hình hay trạng thái mới để không phải băn khoăn việc phải vô xem là mình được bao nhiêu like, bao nhiêu bình luận. Khi đã thoát ra thì đừng đóng trình duyệt mà thoát khỏi tài khoản luôn”, thầy Khắc Hiếu chia sẻ.


Đối với phụ huynh, theo các chuyên gia, việc cấm cản kịch liệt con dùng Facebook chưa phải là biện pháp phù hợp mà cần giúp con sử dụng đúng cách, đúng mức vì chúng có những tiện ích không thể phủ nhận. Phụ huynh cần có những quy ước với con trẻ như vào Facebook trong thời gian bao lâu, tránh những phát ngôn về chửi bới, nhục mạ hay bêu xấu người khác, biết chọn lọc những điều hay trên mạng xã hội… Nếu con vi phạm thì áp dụng những cách xử lý hay hình phạt nào để trẻ biết giới hạn của mình.


Đồng thời cha mẹ phải cùng con xây dựng những mục tiêu, công việc cụ thể trong học tập và cuộc sống thì khi đó dù có ham vui nhưng trẻ vẫn hiểu trách
nhiệm với bản thân và cả mọi người xung quanh.

bằng chứng cho thấy tác hại của FaceBook lên khả năng Toán học của bạn =))
bằng chứng cho thấy tác hại của FaceBook lên khả năng Toán học của bạn =))

Làm thế nào để quản lý học sinh dùng Facebook?

(Dân trí)-Gần đây có hiện tượng một số em học sinh đưa những nội dung thiếu thẩm mỹ, thiếu lành mạnh… lên Facebook mà mới đây nhất là vụ nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam. Lo lắng trước tình trạng này, nhiều bạn đọc Dân trí đã gửi ý kiến quanh việc quản lý HS dùng Facebook.
 >>  Nữ sinh “chống phá kỳ thi trên Facebook” được bảo lãnh đi học lại
 >>  Trò lên “phây”, thầy lo lắng

Tốt nhất là cấm!

“Gia đình và nhà trường chỉ cần tinh ý là quản được các em.vì máy tính gia đình đã để nơi tập trung, cấm ra hàng quán không dùng điện thoại có thể lên “Phây” - Người gửi:  Nguyễn Thị Kim Oanh

“Phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở và không trang bị máy tính ở phòng riêng, khó quản lý lắm nha” - Email:  tradi12@yahoo.com 

“Chúng ta nên cấm học sinh dùng điện thoại có thể lên Facebook” - Người gửi:  Bui Thi Le, email:  otkaylebui@gmail.com 

“Vấn đề của gia đình và nhà trường cần giáo dục và quản lý nghiêm cấm sử dùng điện thoại có chế độ để lên Facebook” - Email:  gonđi@gmail.com 

“Theo tôi, gia đình không nên cho các em học sinh mang điện thoại tới trường, sẽ làm ảnh hưởng tới viêc học” - Người gửi:  Cong Huy 
Độc giả có thể chia sẻ các ý kiến, bài viết của mình tới mục Giáo dục, báo điện tử Dân trí  qua địa chỉ email dantri@dantri.com.vnTrân trọng cảm ơn!



Cần dạy trẻ cách sử dụng Facebook phù hợp

Ngoài những ý kiến cho rằng tốt nhất là cấm học sinh vào mạng, lên Facebook thì cũng có nhiều ý kiến nhấn mạnh rằng cái gì cũng có hai mặt, điều quan trọng ở đây là giáo dục cho các em về việc sử dụng Facebook như thế nào cho phù hợp.

“Không thể cấm được mà phải giáo dục cho các em thấy được lợi ích và tác hại khi sử dụng Facebook.” - Người gửi:  Thành Vinh, email: thinhvanh6b@gmail.com 

“Cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó. Việc sử dụng Facebook cần phải được quản lý thật chặt chẽ, đặc biệt đối với trẻ em. Nếu quản lý được này thì mạng xã hội này sẽ phát triển theo hướng tích cực, còn nếu không quản lý được hay sự tiếp thu chưa hết của con người sẽ có thể gây ra hậu quả khó lường” - Người gửi:  Nguyen Hoai Linh, email: nguyenhoailinh1994@gmail.com 
“Kỹ năng sống nên được đưa vào giáo dục - việc chia sẻ trên thế giới ảo là điều tự do nhưng cần có sự quan tâm giám sát của gia đình và xã hội.” - Người gửi:  Phạm Quốc Thuận 

“Cần giáo dục học sinh sử dụng Facebook đúng cách” - Người gửi: Thang Nguyen 
Email:  nguyen93infor@gmail.com 

“Khởi nguyên căn bản vẫn từ sự giáo dục của gia đình và nhà trường, cộng với các tác động về mặt xã hội mà ra. Facebook đơn giản chỉ lạ công cụ truyền tải. Đừng vội thấy bề nổi mà quên đi phần chìm để rồi kết luận phủi sạch trách nhiệm. Các em còn bé, chúng ta cần uốn nắn chứ không phải cấm cản hay áp đặt.”- Người gửi:  Christian Nguyen, email: phanchinhnguyen@yahoo.com 

“Facebook có hai mặt lợi và hại... Chúng ta cần suy ngẫm và biết cách sử dụng nó thể nào cho có ích...” - Người gửi:  Phan Trọng Hậu 
Học sinh Nguyễn Thanh Vy (Quảng
Học sinh Nguyễn Thanh Vy (Quảng Nam) đã bị đình chỉ học 1 năm vì “chống phá kỳ thi” trên Facebook.
“Thay vì cấm thì nên giáo dục các em tiếp thu cái tốt cái xấu, tác hại của việc lên "phây" quá đà. Cũng như sử dụng nó vào những mục đích không tốt.” - Người gửi:  Nhật Thanh, email:  kimtduong2002@yahoo.com 

“Facebook không có lỗi, nó chẳng qua cũng chỉ là một phương tiện thôi. Không có Facebook thì học sinh cũng nói tục chửi bậy ngay trong đời thực chứ có khác gì. cái chính là nằm ở sự giáo dục của nhà trường và gia đình.” - Email:  ddangtruong23@yahoo.com.vn  

 

“Tôi hiện là sinh viên và tôi cũng như bao bạn trẻ khác là dùng Facebook. Cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu kể cả Facebook. Tôi dùng Facebook để liên lạc với bạn bè, chia sẻ những tin tức tôi đã đọc... đấy là mặt tốt mà tôi thấy ở Facebook. Nhưng tôi lại thấy có nhiều người dùng rất lạ, họ thường nói xấu, đả kích thậm chí còn dùng Facebook để "chửi" nhau. Thật không hiểu nổi, từ ngữ, ngôn ngữ mà họ dùng cũng rất kì lạ. Nếu không khắc phục được tình trạng trên Facebook sẽ có thể trở thành thảm hoạ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại tất cả cũng là do nhân cách, đạo đức người dùng.” -
Email:  Noivantat@gmail.com   

Thu Minh (tổng hợp)

Có thể bạn đã nghiện Facebook!

(iHay) Ăn Facebook, ngủ Facebook và chơi Facebook - những gì mà giới trẻ gọi là “mốt” đang gây ra những tác hại đáng báo động đối với một bộ phận giới trẻ. Theo các nhà tâm lý học, loại nghiện này khó chữa và nguy hại hơn việc nghiện chất có cồn vì khả năng ăn sâu vào nhận thức và lối sống.

>> Facebook nguy hiểm như bom nguyên tử?
>> Cập nhật Facebook thường xuyên là dấu hiệu của bất ổn tâm trạng


nghiện Facebook
Nghiện Facebook thật sự là một chứng bệnh đáng được xem xét nghiêm túc
Khi Facebook được xem là thước đo sành điệu
Không biết tự bao giờ, giới trẻ thường hỏi nhau câu “bạn có Facebook không”? thay cho việc hỏi thăm sức khỏe, nhà cửa trong lần đầu gặp mặt.
Những câu chuyện, những buổi gặp gỡ, tụ hội của nhóm đều được bạn trẻ tường thuật trên Facebook và tag nhau như một trào lưu. Họ trở thành những “tín đồ” của Facebook với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn bạn bè trên trang cá nhân của mình, với hàng tá câu chuyện đang hot sẵn sàng share nhau mổ xẻ. 
Cũng dễ dàng nhận thấy một điều, trong quan niệm của không ít người trẻ hiện nay, “không chơi Facebook đúng là nhà quê” bởi với họ có chơi Facebook, có nhiều bạn trên Facebook, có post ảnh thường xuyên lên Facebook thì đó mới là … "sành điệu hàng hiệu".
nghiện Facebook
 Chiếc giường mơ ước của các "con nghiện" Facebook
Và hội chứng nghiện được báo hiệu bằng việc bứt rứt không yên khi đến một nơi nào không có mạng để lên Facebook. Còn bình thường thì không có việc gì cũng vào “phây” để update những điều không đâu và “like” loạn xạ.
Rất nhiều bạn trẻ liên tục cập nhật thông tin của mình đều đặn như vắt chanh, cứ “dăm ba phút” lại một status (tình trạng) mới với nội dung kiểu: “Đang trên lớp học, buồn ngủ quá!”, hay “Vừa đi học về, mệt muốn chết…”, hoặc "sắp đi ngủ, tranh thủ update cái!"...
Nhiều bạn trẻ kêu than với nhau rằng họ không có thời gian để làm việc này việc nọ nhưng lại có thể lên Facebook hàng giờ đồng hồ. Dường như họ không còn khái niệm “thời gian” khi dán mắt vào Facebook.
Hội chứng “like và comment”
Facebook trở thành “hãng thông tấn bất đắc dĩ” khi nhận được một thông tin nào đó được cho là “siêu hot”. Hội chứng “like và comment” khiến nhiều người “chầu chực” trên Facebook mà quên đi công việc chính của mình.
Phải thừa nhận một điều, Facebook có nhiều tiện ích trong đó có sự kết nối thông tin của nhiều người và những ứng dụng giải trí khác. Tuy nhiên, sự phát triển của trang mạng xã hội này vô hình trung bị giới trẻ biến thành “thủ phạm” của những vụ “dìm hàng”.
Không ít người đã khóc tức tưởi vì hành động hùa nhau chửi bới trên Facebook. Cái này hãy hỏi các sao Việt sẽ rõ hơn.
nghiện Facebook
 Đám cưới hoàn hảo trong đôi mắt của các Facebooker
Hay thi thoảng, Facebook trở thành nạn nhân của những chuyện “trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã tường”.
Tác hại của việc dùng sai mục đích
Facebook đã ảnh hưởng lớn suy nghĩ và hành động của các bạn trẻ. Những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý thông thường, như vụ giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… rồi tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt.
Nếu như trước đây, những cô cậu học trò luôn cố gắng tạo ấn tượng với các thầy cô giáo của mình bằng những thành tích học tập tốt thì giờ đây không ít bạn trẻ lại thản nhiên chửi bới các thầy cô trên Facebook. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy/ cô …” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để giãi bày những ấm ức.
Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều thầy cô và cư dân mạng không khỏi bàng hoàng. Còn đâu là sự tôn trọng Bản tuyên ngôn độc lập thiêng liêng của quốc gia mà các em học sinh được học từ trên ghế nhà trường.
Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả cha mẹ và những người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” chửi bới và công khai đưa lên mạng. Không ít vụ việc dẫn đến những cuộc chiến đổ máu.
Câu chuyện hai thanh niên tại Hà Lan thuê người giết hại nữ sinh 15 tuổi là một bằng chứng rõ ràng cho vụ việc này. Tất cả đều vì một câu bình luận không vừa ý trên Facebook.
Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của tổng thống Obama trên Facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra xem như trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt.
 Khỏa thân quăng lên facebook
Có gì hay khi khoe ảnh như vầy lên Facebook. Vậy mà nó đang là trào lưu
được hàng nghìn người thực hiện - Ảnh màn hình
 
“Cai nghiện”
Nhiều bạn trẻ cũng lên tiếng rằng việc ghé Facebook chẳng đưa lại cho họ lợi ích gì ngoài việc “giết thời gian” nhưng sao không thể “cai” được? Khi không truy cập Facebook bằng máy tính thì các bạn lại truy cập bằng smartphone bởi “thời buổi công nghệ mà”, như họ vẫn nói với nhau.
Nhiều nam thanh niên thừa nhận với phóng viên iHay.vn rằng, việc “cai nghiện” Facebook còn khó hơn cả cai nghiện bia rượu. Nếu như việc cai nghiên bia rượu có thể thực hiện bằng cách không liên lạc với bạn bè hoặc đưa ra một lý do chính đáng để “trốn” thì Facebook lại khó có thể làm như vậy.
Không ít bạn trẻ hiện nay đang tìm cách tự “cai nghiện” Facebook bằng cách khóa Facebook hay tham gia các hoạt động ngoài trời, không cài đặt mạng xã hội trên điện thoại di động…
Tuy nhiên, sẽ khó có thể đạt hiệu quả nếu như bản thân họ không nhận thức đúng được mục đích sử dụng của mạng xã hội là nơi trao đổi thông tin, chia sẻ hình ảnh, mời tham dự sự kiện chứ không phải là nơi để họ “biến tướng” những việc khác…

Dấu hiệu nhận biết bạn đã nghiện Facebook
Các nhà nghiên cứu ở Na Uy đã thực hiện chuyên đề về hội chứng nghiện Facebook và sau đây là 6 dấu hiệu gợi ý giúp nhận biết một người đã nghiện Facebook hay chưa:
1. Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc kế hoạch sử dụng của Facebook mỗi ngày
2. Bạn cảm thấy một sự thôi thúc nào đó phải vào Facebook nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Cài đặt điện thoại báo và đọc ngay những notification (thông tin mới cập nhật)
3. Bạn sử dụng Facebook để quên đi những vấn đề cá nhân
4. Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook, thậm chí khóa tài khoản song không thành công bằng việc tái sử dụng.
5. Bạn trở nên "đứng ngồi không yên" khi một ngày chưa vào Facebook hay nếu bạn không vào được Facebook vì lý do gì đó
6. Facebook hơn một lần tác động tiêu cực đến công việc và chuyện học tập của bạn, như khiến bạn trễ họp vì mải mê viết note trên đó…

Nếu bạn có những dấu hiệu này ở mức độ thường xuyên, bạn đã vào danh sách cần  cai nghiện.

nghiện Facebook
 Đã đến lúc phải cai nghiện
Cecilie Schou Andreassen, người thực hiện cuộc nghiên cứu cho biết: "Việc sử dụng Facebook đã tăng lên nhanh chóng, vượt 1 tỉ tài khoản vào năm 2012 và không ngừng phát triển nhờ đế chế smartphone. Trong đó 81% người dùng Facebook sống bên ngoài Hoa Kỳ và Canada. Điều đó đó có nghĩa là cơn nghiện Facebook là vấn đề có tính toàn cầu và "bệnh" ngày càng lan rộng nếu không được "hướng dẫn chữa trị" kịp thời".
Ngoài ra, bà cũng cho biết rằng việc nghiện Facebook có thể chữa khỏi nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới hoạt động ngoài trời, công việc, và những người xung quanh. Thêm nữa, những người thất nghiệp hoặc có công việc thời vụ sẽ dễ sa lầy vào việc “tôn thờ” Facebook cũng như phụ nữ khó “cai nghiện” hơn cánh mày râu.
Bà nói thêm rằng những người đam mê quyền lực thường không vướng vào trạng thái tâm lý này mà chỉ sử dụng nó cho công việc và mục đích khác.

Theo BusinessInsider
Tuệ Minh

Cập nhật Facebook thường xuyên là dấu hiệu của bất ổn tâm trạng

(iHay) Người có tâm trạng bất ổn có xu hướng đăng tải bình luận thường xuyên hơn người bình thường nhằm điều chỉnh tâm trạng và tìm kiếm sự động viên từ cộng đồng mạng, theo tin tức từ Business Insider ngày 13.11.




Những người đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn tâm lý thường khó tự điều chỉnh lại cảm xúc của mình, theo nhận định của quyển sách “Phương pháp trị liệu bằng Facebook: Lý do mọi người chia sẻ tâm tư cá nhân trên mạng”.
Họ xem các chức năng cập nhật và chia sẻ bình luận, tình trạng cá nhân (status) trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook như là “cứu cánh” giúp mình bình tâm trở lại.

Người có bất ổn trong tâm trạng thường có xu hướng chia sẻ tâm tư cá nhân lên trang mạng xã hội hòng tìm kiếm sự an ủi, động viên - Ảnh: Reuters


Theo các chuyên gia tâm lý, mạng xã hội Facebook là nơi tạo dựng các mối quan hệ bạn bè hời hợt, không thân thiết và chóng tàn, theo Business Insider.

Ngoài ra, quyển sách này cũng cho thấy, việc chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình với hi vọng sẽ nhận được sự an ủi, động viên từ cộng đồng mạng, sẽ giúp cải thiện tâm trạng của những người đang gặp khủng hoảng.

Nhiều chuyên gia tâm lý nhận định người dùng Facebook thực sự nhận được sự an ủi, động viên về mặt tâm lý nhiều hơn những người khác, theoBusiness Insider.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của phương pháp điều chỉnh bất ổn tâm trạng này là, khi chia sẻ tâm tư trên trang mạng xã hội, người ta đưa ra những điều tốt đẹp, làm cho bạn bè của mình hình dung ra một cuộc sống lý tưởng khó đạt tới và điều này sẽ khiến họ cảm thấy tự ti.
Hoàng Uy

Lợi dụng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em

(iHay) Một đường dây tội phạm lợi dụng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em đang gây chấn động dư luận Indonesia, theo tin tức từ hãng tin AP ngày 29.10.


Nữ sinh 14 tuổi Tatan (tên đã được thay đổi) nhanh chóng bị xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của người đàn ông tự xưng tên là Yogi (24 tuổi) trên Facebook, và họ đã trao đổi số điện thoại. 
Sau một tháng quen nhau trên Facebook, Yogi đề nghị hẹn gặp mặt Tatan tại một khu mua sắm và cô bé cảm thấy Yogi là một người đàn ông rất dễ mến, tốt bụng.
“Anh ấy muốn mua quần áo đẹp cho tôi, giúp tôi đóng tiền học phí. Anh ấy rất khác biệt. Mọi thứ đều tốt đẹp”, Tatan nói với phóng viên AP.
Họ đã gặp nhau một lần nữa. Nhưng lần này, Tatan nói dối với mẹ rằng cô bé đến thăm một người bạn bị bệnh, rồi leo lên xe Yogi đang đậu ở gần nhà cô bé ở Depok, ngoại ô thủ đô Indonesia Jakarta.
Yogi chở Tatan đến thị trấn Bogor (Indonesia) rồi nhốt cô bé trong một căn nhà cùng với ít nhất năm cô gái khác, tuổi từ 14 đến 17.
Tại đây, Tatan bị ép uống thuốc ngủ, tra tấn và bị hiếp dâm liên tục.
Sau một tuần bị tra tấn, gã đàn ông nói với Tatan rằng cô đã bị bán và đưa đến hòn đảo Batam (một địa chỉ tai tiếng với những nhà thổ và nạn ấu dâm). Sau đó, vẫn chưa rõ vì sao Yogi đã thả Tatan tại một trạm xe buýt ở Bogor vào hôm 30.9.
Ủy ban Bảo vệ trẻ em quốc gia Indonesia cho biết tính từ đầu năm 2012 đến nay, có 129 trẻ em Indonesia mất tích, trong đó có khoảng 27 trẻ được cho là bị bắt cóc rồi ép vào đường dây mại dâm sau khi bị lừa đảo trên Facebook. Riêng tháng 9 có đến bảy trẻ bị bắt cóc sau khi bị lừa đảo trên Facebok.
Vẫn chưa có số liệu chính xác nhất, nhưng cảnh sát Indonesia tin rằng còn có nhiều vụ dùng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em chưa được báo cáo.
“Indonesia không phải là một trường hợp duy nhất mà có thể chỉ là một trong số hàng trăm quốc gia trên giới đối mặt với nạn dùng mạng xã hội để lừa đảo, bắt cóc, mua bán trẻ”, AP dẫn lời Anjan Bose, một điều phối viên của ECPAT International (một tổ chức giúp đỡ trẻ em phi chính phủ có mạng lưới ở 70 quốc gia, trụ sở tại Thái Lan).
 
Tội phạm dùng Facebook lừa đảo, bắt cóc trẻ em gia tăng ở Indonesia - Ảnh: AFP
Indonesia có gần 50 triệu người có tài khoản trên Facebook, trở thành một trong số những quốc gia có số người tham gia mạng xã hội nhiều nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
Riêng thủ đô Jakarta của nước này được công ty giám sát mạng xã hội Semiocast của Pháp gọi là thành phố sử dụng trang mạng xã hội Twitter năng động nhất thế giới.
Nhiều người trẻ, các bậc phụ huynh vẫn chưa ý thức được những mối nguy hại khi cho phép người lạ thấy được thông tin cá nhân của họ trên mạng xã hội.
Các thanh thiếu niên thường hay đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, điện thoại, trường học, nơi thường đến chơi mà không hề quan tâm đến tính bảo mật thông tin cá nhân.
ECPAT International cho biết tổ chức này nhận được báo cáo về 27 vụ trẻ em bị bắt cóc có liên quan đến Facebook, cao hơn năm 2011 là 18 vụ.
Lực lượng Đặc nhiệm Chống buôn người quốc gia Indonesia cho biết năm 2011 có tổng cộng 435 trẻ em nước này bị mua bán rồi ép bán dâm.
ECPAT International ước tính mỗi năm có khoảng từ 40.000 - 70.000 trẻ em dính vào các đường dây mua bán trẻ em, phim ấu dâm hoặc mại dâm trẻ em tại Indonesia và nhiều vụ việc chưa được báo cáo đầy đủ.
Facebook cho biết công ty này đã triển khai các nhân viên quan sát, theo dõi các nội dung trên trang Facebook và phối hợp với chính quyền các nước, kể cả Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) để chống lại những hoạt động phi pháp, kể cả mua bán người.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối những hoạt động tội phạm lợi dụng Facebook để lừa đảo và mua bán người. Chúng tôi áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn những hoạt động phi pháp này”, AP dẫn lời phát ngôn viên Facebook Andrew Noyes.
Vụ việc của Tatan đã làm chấn động dư luận Indonesia trong tháng này sau khi cô bé quay trở lại trường học và bị đuổi học vì ban giám hiệu cho rằng cô bé làm hủy hoại hình ảnh nhà trường. Tatan cho biết cô cũng không muốn quay lại trường sau những gì đã xảy ra.
Phúc Duy

Facebook nguy hiểm như bom nguyên tử?

(iHay) Đài truyền hình quốc gia của Uzbekistan hôm 11.7 phát sóng một chương trình phóng sự, cho rằng các trang mạng xã hội như Facebook nguy hiểm như những “quả bom nguyên tử”, và khuyến cáo người dân không nên dùng Facebook.

Chương trình này cho rằng các thế lực thù địch dùng các trang mạng xã hội để làm vũ khí tấn công Uzbekistan, “tẩy não” thanh thiếu niên nước này, theo AFP.
Và các trang mạng xã hội được so sánh có mức độ nguy hiểm như những quả bom nguyên tử hẹn giờ.
“Internet hiện là vũ khí thế hệ mới, và những khẩu súng máy, bom nguyên tử sớm trở thành dĩ vãng. Ngày càng nhiều thanh niên Uzbekistan trở thành nạn nhân của những thông tin tuyên truyền, xuyên tạc nguy hiểm trên internet”, AFP dẫn lời đọc của xướng ngôn viên trong chương trình trên.
Chương trình này còn kêu gọi người trẻ từ bỏ Facebook, chỉ nên sử dụng trang mạng xã hội muloqot.uz và sinfdosh.uz của nước này.


Uzbekistan lo ngại Facebook “tẩy não” thanh niên nước này - Ảnh: AFP
Uzbekistan lo ngại Facebook “tẩy não” thanh niên nước này - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, hai trang mạng xã hội của Uzbekistan chỉ thu hút được 22.000 thành viên, trong khi có đến 130.000 người dân nước này sử dụng Facebook.
Trong những năm gần đây, chính phủ Uzbekistan lo ngại sự xâm nhập văn hóa phương Tây và mạng xã hội sẽ tạo ra những làn sóng phản đối chính phủ, tựa như phong trào Mùa Xuân Ả Rập.
Theo AFP, Uzbekistan là một quốc gia thuộc khu vực Trung Á, với 90% dân số theo đạo Hồi.
 Phúc Duy

Dân Mỹ “chán” Facebook”?

(iHay) Trung tâm khảo sát Pew của Mỹ vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát, cho rằng đa số những người dùng Facebook ở Mỹ đã “ngán” và tạm ngừng sử dụng trang mạng xã hội này trong nhiều tuần.

Pew tiến hành khảo sát trên 1.006 người trưởng thành ở Mỹ hồi tháng 12.2012, có 61% trong số người tham gia khảo sát cho biết họ tạm thời ngưng dùng Facebook trong vài tuần vì quá “chán nản” với nhiều lý do khác nhau, như những thông tin rác quảng cáo, nói xấu nhau, lừa đảo, tố cáo nhau…, theo tin tức từ AP ngày 7.2.
Nhiều người Mỹ tạm ngừng sử dụng Facebook vì nhiều lý do khác nhau - Ảnh: AF
 Nhiều người Mỹ tạm ngừng sử dụng Facebook
vì nhiều lý do khác nhau - Ảnh: AF
Bên cạnh đó, 7% số người tham gia khảo sát cho rằng họ đã ngưng sử dụng Facebook, 20% cho rằng họ quá bận rộn và mệt mỏi với cuộc sống thường nhật nên không tài nào theo dõi những thông tin cập nhật trên tài khoản Facebook của mình.
Ông Lee Rainie, Giám đốc Chương trình Cuộc sống Mỹ và Internet của Pew, cho biết nhiều người dùng Facebook bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, khi họ phơi bày quá nhiều thông tin về đời sống hằng ngày của mình trên các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát Pew cũng cho thấy số lượng người truy cập vào Facebook ngày càng tăng.
Facebook từng công bố số liệu cho thấy có đến 1,6 tỉ người dùng Facebook trên thế giới đăng nhập vào trang mạng xã hội này ít nhất một lần/tháng, bao gồm cả hàng triệu tài khoản giả mạo, và có trên 150 triệu người ở Mỹ dùng Facebook.
Phúc Duy

Trường Lương Thế Vinh “cấm” học sinh nói xấu nhau trên Facebook

(iHay) Đưa ra những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook, Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) yêu cầu học sinh tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai và cần bày tỏ thái độ đấu tranh với các status có nội dung không lành mạnh.


Bản thông báo về những điều “cấm kỵ” dành riêng cho học sinh Trường Lương Thế Vinh được tăng tải trên trang web của nhà trường ngày 15.1.
Theo nội dung của bản thông báo này, học sinh Trường Lương Thế Vinh tuyệt đối không nói tục, chửi bậy bằng các từ viết tắt và khuyến khích sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt. Học sinh cần viết status rõ ràng, tránh để bạn bè hiểu lầm khi học.
Cho rằng Facebook là nơi thể hiện được văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi viết status thể hiện tâm trạng bản thân, bấm like hoặc để lại comment. Học sinh chỉ bấm like status khi đọc kỹ nội dung của nó, nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân trang Facbook phải chịu trách nhiệm và cần phải đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu, không lành mạnh.
Trong bản thông báo, Trường Lương Thế Vinh nhấn mạnh, học sinh tuyệt đối không nói xấu bất cứ ai trên facebook.
Chưa đầy một ngày sau khi được cập nhật lên trang Facebook của trường, status về bản thông báo đã có hơn 2.000 lượt bấm like và gần 1.500 comment.
Các comment đa phần bày tỏ thái độ phản đối và gửi lời “chia buồn” đối với học sinh Trường Lương Thế Vinh.
Trường Lương Thế Vinh “cấm” học sinh nói xấu nhau trên facebook
Thông báo những điều "cấm" đăng tải trên trang web Trường Lương Thế Vinh - Ảnh Hoàng Phan

PGS Văn Như Cương, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Năm ngoái trường tôi đã buộc phải cho thôi học hai trường hợp học sinh lên Facebook nói những điều vi phạm đạo đức của học trò. Khi chúng tôi mời bố mẹ các em này lên để xem những dòng chữ mà con họ viết trên facebook, các ông bố bà mẹ đã lặng đi vì quá bất ngờ khi thấy con mình dùng từ ngữ quá bậy bạ để nói xấu giáo viên, nói xấu gia đình…”.

Bình luận về một luồng dư luận phản đối các điều “cấm” mà nhà trường vừa đưa ra, ông Cương cho rằng, học sinh phải chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. "Tôi không muốn để sự việc xảy ra rồi thì mới bàn cách để đuổi học hay không đuổi học học sinh. Tôi muốn cảnh báo trước để các em tránh và biết điều chỉnh hành vi của chính mình, dù là khi các em tham gia ở cộng đồng mạng", ông Cương bày tỏ quan điểm.
Tuệ Nguyễn - Hoàng Phan

úc phạm giáo viên trên Facebook, nữ sinh bị thôi học 1 năm

(iHay) Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) chiều 5.1 xác nhận, Trường THCS Lý Tự Trọng vừa có quyết định buộc thôi học đối với một nữ sinh lớp 8 vì đã có hành vi xuyên tạc lịch sử, xúc phạm giáo viên trên mạng xã hội Facebook.



Theo đó, nữ sinh Nguyễn Thanh V. (trú tại P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, là học sinh lớp 8/6) đã buộc phải thôi học trong thời hạn 1 năm.
Facebook bị kiện vì không tháo gỡ tài khoản giả mạo - Ảnh: AFP
Có những điều không nên chia sẻ trên Facebook - Ảnh: AFP 
Trước đó, ngày 17.12.2012, Nguyễn Thanh V. đã dùng mạng xã hội Facebook để ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh...” có ý xuyên tạc lịch sử kèm theo đó là lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo trong trường. 

Ngay sau đó, nhiều học sinh khác (trong đó có bạn học của V.) đã truy cập vào trang Facebook cá nhân của V. gây hiệu ứng không tốt.
Theo ông Sơn, hành vi của Nguyễn Thanh V. đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ nhà trường mà nữ sinh này theo học. 

“Phòng đã nhận được văn bản báo cáo kỷ luật học sinh V. của nhà trường. Theo tôi, quyết định kỷ luật là đúng với các quy định của ngành giáo dục”, ông Sơn nói.

Cư dân mạng đòi nhà trường rút lại quyết định kỷ luật

Nhiều bạn đọc tỏ thái độ không đồng tình với quyết định có phần nặng tay nói trên và đòi nhà trường rút lại kỷ luật đối với trường hợp học sinh V.

Minh Hùng

Không có lửa thì làm gì có khói. Nhà trường và bộ giáo dục nên xem xét cái điều "xúc phạm" là đúng hay sai. Thầy cô chưa hẳn lúc nào cũng đúng. Nên nhớ Việt Nam là đất nước dân chủ, học sinh cũng là công dân, có quyền tự do ngôn luận. Đừng làm theo kiểu dùng quyền giáo viên xử phạt nặng học sinh để che giấu cái sai của bản thân.

Nguyễn Trung

Tôi không thấy cái tâm của người làm giáo dục trong trường hợp này.

Thắng

Nếu so với cách kỉ luật HS của Trường THCS & THPT Bàu Hàm - Trảng Bom - Đồng Nai thì mức án cho em HS này là quá nặng. Ở đây, HS vác kiếm vào lớp học chém GV đang đứng lớp tơi bời khói lửa nhưng cũng chỉ chịu mức án buộc nghỉ học (có phép) 1 tuần mà thôi.

Nguyễn Trọng Nghĩa

Hành vi nói xấu người khác không được hoan nghênh nhưng nếu nói đúng và việc làm đó không vì tư lợi, vì lợi ích chung, đúng sự thật thì phải được bảo vệ. Hãy xem lại những gì em nói trước khi đuổi học em. Nếu người lớn làm không đúng thì em nó vô tội. Nếu em nó thật sự sai thì đuổi học cũng không phải là cách, sau này nó hư thì hậu quả là của xã hội gánh chịu.
Hoàng Sơn

Chơi trội trên Facebook coi chừng “ăn” đá tảng

(iHay) Mới đây, loạt ảnh phản cảm của một cô gái ngồi lên mộ liệt sĩ tạo dáng chụp hình đã gây phẫn nộ khắp cộng đồng mạng. Hiện cư dân online vẫn đang hùa nhau “truy lùng” tung tích của cô gái này.


Bia mộ dậy sóng

“Mọi người biết nhỏ này là ai, ở đâu không? Nghe nói đó là học sinh, không biết thế nào, nhìn ghét quá, chịu không nổi!”, bạn có nickname Hailubu viết trên Facebook.
Để ủng hộ dòng “đăng tin truy lùng” này, rất nhiều Facebooker đã nhấn like và cũng không quên để lại những câu “kòm” đầy giận dữ đối với cô gái. Phần lớn trách cứ cô gái nhìn có vẻ đã trưởng thành nhưng lại thể hiện hành vi “thảm họa”.
Dù ngay sau loạt ảnh phản cảm trên đã xuất hiện nhiều bức ảnh cô gái thắp hương trước các bia mộ, có vẻ như thể hiện sự hối lỗi, song  nhiều cư dân mạng vẫn chưa chịu tha thứ. Một số người dùng Facebook phân tích rằng, trang phục cô gái mặc trong bức ảnh không khác gì bức ảnh ngồi tạo dáng trên bia mộ trước đó. Và họ suy luận rằng hai bức ảnh này được chụp trong cùng một chuyến đi, nên không có chuyện cô gái hối lỗi.

Cô gái trẻ tạo dáng trên bia mộ gây tranh cãi - Ảnh chụp màn hình
Không chỉ vậy, người chụp ảnh cũng bị “ném đá” lây.
Cũng có ý kiến bênh vực cô gái trong loạt ảnh phản cảm trên, với suy luận rằng đó chỉ là mộ gió chứ không phải mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, ý kiến này ngay lập tức bị “vùi dập”, vì rằng dù là mộ gì đi nữa mà ngồi lên tạo dáng kiểu đó thì cũng đáng lên án.
“Dù sao cô gái đã sai, song có thể giờ đây cũng đã hối hận lắm rồi. Chúng ta nên vị tha một chút, ai cũng có sai lầm mà! Vả lại cô gái này cũng còn rất trẻ”, một bạn trẻ viết trên Facebook và quan điểm này cũng nhận được nhiều “like” đồng tình của cư dân mạng.
Lãnh đủ vì chơi trội
Còn nhớ, cách đây không lâu, hình ảnh những học sinh đứng, ngồi lên rùa đá ở Văn Miếu - Quốc tử giám (Hà Nội) cũng bị cư dân mạng cho “ăn đá tảng” tới tấp.
Năm 2012,  những pha chơi trội thuộc hàng “đệ nhất thảm họa” phải kể đến vụ tung hàng loạt ảnh giết voọc dã man lên mạng, hay vụ gây tai nạn giao thông làm chết người rồi... khoe trên Facebook. Khi ấy, cộng đồng mạng kịch liệt lên án và vô cùng phẫn nộ.  Những cư dân thích chơi trội này đã đối mặt với các cuộc điều tra của cơ quan chức năng.

Ảnh  chụp màn hình
Những ngày đầu tháng 11.2011, cộng đồng mạng “rợn gai ốc” trước những câu status máu lạnh của người có nickname “Kẹo mút chơi bời” trên Facebook: “Xong! Chúng tôi vừa đâm vào một ông già gần 60 tuổi... Khả năng chết”.
Sau đó cơ quan công an đã vào cuộc xác minh. Trước cơ quan chức năng, “gã chơi bời” thừa nhận mình đã viết những dòng status phản cảm trên, đồng thời đến nhà nạn nhân để xin lỗi.
Tháng 6.2012, một nam sinh viên chơi trội bằng cách lập "Hội những người ghét dân Thanh Hóa". Theo thông tin trên mạng xã hội Facebook, nam sinh này gốc Tuyên Quang, vốn không mâu thuẫn hay bị người Thanh Hóa gây hiềm khích gì, nhưng... “ghét là ghét”.
Sinh viên này đã thường xuyên viết những lời kỳ thị người Thanh Hóa, và xúi giục mọi người “cứ gặp dân Thanh Hóa là đánh”.
Do anh chàng này công khai quá nhiều thông tin cá nhân trên Facebook nên một số cư dân mạng đã truy lùng ra tung tích rồi tìm đến tận ký túc xá để “dằn mặt”.
Kết quả là anh chàng sinh viên chơi ngông thiếu suy nghĩ nói trên đã phải trốn chui trốn nhủi một thời gian dài, và phải công khai nhận lỗi vì hành vi rồ dại.
Cách đây không lâu, một cô gái ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có nickname “tiểu bạch nhi ngoan ngoãn” đã chụp ảnh mặc một bộ váy “may” bằng hàng đống tiền giấy (ảnh) rồi khoe lên mạng. Cô này cũng không quên viết dòng chia sẻ kiêu kỳ: "Mừng sinh nhật 21 tuổi của bổn công chúa, cha đỡ đầu đã mua tặng chiếc váy toàn bằng tiền mặt, nghe nói giá trị của nó lên đến 200.000 tệ (hơn 600 triệu đồng), các bạn đừng có đỏ mắt vì ghen tị nhé ".


Ảnh: Chinahush.com
Dĩ nhiên sau đó, cô bé này phải liên tục hứng những trận bão đá dữ dội từ cộng đồng mạng.
Trần Ka

"Chết” vì chơi trội trên Facebook

Khoe ảnh giết voọc, ngồi lên đầu rùa, khoe việc gây tai nạn giao thông làm chết người… trên Facebook, nhiều bạn trẻ bị cộng đồng mạng lên án, thậm chí đứng trước nguy cơ bị điều tra, xử lý hình sự.

Khoe ảnh giết voọc quý
Tối 16.7, những bức ảnh một vụ giết voọc dã man đăng tải trên Facebook cá nhân của một thanh niên ở Quảng Nam lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng internet.

Một trong nhiều bức ảnh giết Voọc gây phẫn nộ dư luận cả trên mạng internet và ngoài cuộc sống
 
Những tấm ảnh ghi lại một nhóm thanh niên hành hạ, giết hại hai con voọc, trong đó có một con đang mang thai. Không dừng lại ở đó, những nam thanh niên này còn trói chặt các chi, nhét thuốc lá vào miệng voọc để chụp ảnh vui đùa. Thậm chí, một số bức ảnh còn ghi lại cảnh những nam thanh niên này tạo dáng chụp ảnh với đầu, xác con vật…
Bị cộng đồng mạng, báo chí lên án, ngay sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và nhanh chóng xác định được danh tính nhóm thanh niên này. Hiện, việc xử lý vẫn đang tiếp tục. Rất có thể, những người này sẽ bị xử lý hình sự vì săn bắt, giết hại động vật hoang dã, quý hiếm…theo quy định của pháp luật
Khoe việc đâm chết người
Đầu tháng 11.2011, cộng đồng mạng Việt Nam sôi sục trước những câu status vô nhân đạo của nickname “Kẹo mút chơi bời” trên mạng xã hội Facebook.

Status vô cảm của Kẹo mút chơi bời làm cộng đồng mạng phẫn nộ

Theo đó, tối 1.11, “Kẹo mút chơi bời” đăng status: “Xong! Chúng tôi vừa đâm vào một ông già gần 60 tuổi… Khả năng chết” lên trang Facebook cá nhân. Nhận được rất nhiều phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng, nhưng đến chiều 2.11, nickname này tiếp tục viết những dòng chữ biến thái, vô nhân đạo: " Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi hồi 17h07...".
Quá bức xúc, bằng nhiều biện pháp, cư dân mạng nhanh chóng xác định được danh tính của " Kẹo mút chơi bời" và vụ tai nạn được nhắc đến.
Sau đó, cảnh sát đã vào cuộc xác minh. Trước cơ quan chức năng, nam thanh niên này đã phải thừa nhận viết những lời lẽ phản cảm trên facebook, đồng thời đến nhà nạn nhân để xin lỗi.
Đứng, ngồi đủ kiểu trên đầu rùa đá Văn Miếu
Cũng trong tháng 7 - 2012, trên mạng còn lan truyền hai bức ảnh ghi lại hành động khó có thể tha thứ của một nam thanh niên. Theo đó, trong một tấm hình, nam thanh niên này khoác cặp sách, mặc áo ba lỗ đen, trông có vẻ sành điệu đứng trên... đầu rùa và cười rất tươi. Trong một tấm ảnh khác, cũng nam thanh niên này ngồi "vắt chân chữ ngũ" trên... đầu rùa.

Một hành vi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì vô văn hóa

Theo một số thông tin trên mạng, hình ảnh này được ghi lại ngày 12 .7, trước đợt thi cao đẳng năm 2012. Ngay sau khi xuất hiện, nam thanh niên trong bức ảnh đã bị cộng đồng mạng lên án. Nhiều người cho rằng, đó là một hành vi vô văn hóa, không thể chấp nhận. Hiện, cộng đồng mạng vẫn đang truy tìm danh tính thật ngoài đời của nhân vật trong hai bức ảnh nói trên.
Mắng mỏ cha mẹ vì thần tượng nhạc Hàn
Một ngày trước dịp kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam, trên internet Việt lan tràn ảnh chụp màn hình của một nam thanh niên đăng tải dòng status (tâm trạng) với những lời lẽ không thể chấp nhận được về mẹ của mình. Cụ thể, vì một mâu thuẫn nào đó giữa hai mẹ con (được đồn đoán là do người mẹ quản lí và cáu giận với người con) mà chàng trai lên mạng xã hội, thóa mạ người sinh ra mình không tiếc lời.

Một bài viết mắng mỏ cha mẹ trên internet

Những câu status này được dân mạng liệt vào dạng “vô giáo dục”, “láo toét”, “mất dạy”… Đồng thời, cộng đồng trẻ cũng sục sôi đi tìm chủ nhân của nó để trách móc, thậm chí là mắng chửi đứa con bất hiếu. Vụ việc này vừa lắng xuống, thì ngay sau đó, cư dân mạng lại được phen 'sốc nặng' khi đọc bài văn bất hiếu của một teen girl có nickname Black Devil, có nội dung xúc phạm bố mẹ thậm tệ để bảo vệ nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc Super Junior.
“Ông bà là cái thá gì mà ngăn cấm tôi yêu các anh? Tôi treo ảnh của các anh trong phòng ai cho phép ông (ám chỉ bố) gỡ chúng ra và đốt bỏ? Còn bà, ai cho bà cái quyền tịch thu băng đĩa nhạc của tôi, thật quá đáng? Ông bà tưởng ông bà là bố mẹ tôi thì có quyền áp đặt, ngăn cấm con cái hả?
“Các oppa tuy không nuôi tôi vì vật chất nhưng đã nuôi tôi bằng tinh thần và như đã sinh ra tôi lần thứ 2. "Với tôi giờ đây ông bà chẳng có ý nghĩa gì nữa!!!" - đứa con bất hiếu viết.
Cộng đồng mạng ngay lập tức vào cuộc. Hàng ngàn ý kiến phản hồi về vụ việc được đưa ra. Có những lời khuyên, có những lời chỉ trích, thậm chí, hàng trăm người nêu ý kiến, tìm cho ra tác giả thật ngoài đời để cho một trận đòn.
Phân biệt vùng miền
Tháng 6.2012, cộng đồng mạng phát sốt vì một nam sinh viên "sáng lập" ra "Hội những người ghét dân Thanh Hóa". Nam sinh viên này quê Tuyên Quang, trọ học kí túc xá, không mâu thuẫn hay bị người Thanh Hóa "làm gì", nhưng lại ghét ra mặt!

Những dòng status kỳ thị vùng miền

Sinh viên này nhiều lần có những dòng viết thô tục kích động sự kì thị người Thanh Hóa, kêu gọi, nếu gặp được người nào Thanh Hóa mà có thể đánh được thì cứ đánh, không kể đó là con gái hay trai. Anh ta viết: “Dạo này bận quá, chẳng có mấy khi vào hội chém cả... làm bọn Thanh Hóa nhởn nhơ ngoài vòng xã hội mà không ai dám kêu ca cả? Admin đề nghị anh chị em trong hội điểm danh để tiếp tục cuộc chiến tẩy chay dân Thanh Hóa cái nhỉ??”.
Sau những lời lữ xúc phạm tới người Thanh Hóa của nam sinh viên trên, nhiều người đã tìm đến kí túc xá, đòi gặp. Hoang mang trước lượng người đông đảo đòi gặp, nam sinh viên này báo cáo cho ban quản lí kí túc. Tiếp tục ban quản lí thông báo lực lượng công an tại địa bàn. Tại Hội trường của kí túc xã đã diễn ra cuộc họp và tại đây, anh ta phải xin lỗi mọi người.
Theo Lãng Phong / Tiền Phong


Tranh cãi clip thiếu nữ xinh đẹp "tố" Facebook gây nghiện

(Dân trí) - Clip của một cô gái xinh đẹp, năng động cảnh báo tác hại của Facebook đối với cuộc sống, khuyến khích mọi người nên từ bỏ thói quen sử dụng Facebook tạo nên sự tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Cô gái 18 tuổi xinh xắn có nickname Hồng Gấu đã quyết tâm từ bỏ việc sử dụng mạng xã hội Facebook như một thói quen hàng ngày. Sau khoảng thời gian đầu làm quen với cuộc sống không có Facebook, Hồng đã nghiệm ra được nhiều điều hữu ích. Cô bạn đã làm một Vlog khuyến khích bạn trẻ ViệtNam từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook thái quá.

Trong clip này, bạn cho rằng, giới trẻ Việt Nam hiện đang bị lệ thuộc thái quá vào Facebook. Nhiều người đã trở thành "con nghiện" Facebook từ lúc nào không biết.
Hiện tượng này hiện nay rất phổ biến và ngày càng trở nên đáng báo động. Vì lí do thứ nhất là rủi ro từ việc rò rỉ thông tin cá nhân cho nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội Facebook. 

Lí do thứ hai là mối nguy hại từ những người bạn ảo. Thêm vào đó là việc Facebook xâm lấn quỹ thời gian của chúng ta... Rất nhiều lí do để từ bỏ Facebook được cô gái đưa ra để lí giải cho việc "Vì sao bạn nên từ bỏ Facebook?" - tên của clip trên Youtube.

"Từ khi bỏ Facebook, mình ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè. Mình cảm thấy hoàn toàn độc lập khỏi Facebook. Facebook cũng giống như là thuốc phiện hay chất kích thích khác, nó làm cho bạn bị phụ thuộc. Giờ đây khi đã từ bỏ mình đã thay đổi được nhiều điều, có nhiều thời gian cho cuộc sống của mình hơn".

Cô bạn cũng dẫn lời của một anh chàng người Scotland khuyến khích mọi người từ bỏ Facebook: "Bạn thú vị hơn Facebook profile (thông tin cá nhân) của bạn. Và bạn xinh đẹp hơn Facebook picture (ảnh đại diện) của bạn".
Clip của cô gái khá xinh xắn với nickname Hồng Gấu khiến cư dân mạng tranh cãi khá quyết liệt.
Clip của cô gái khá xinh xắn với nickname Hồng Gấu khiến cư dân mạng tranh cãi khá quyết liệt.
Nickname Hồng Gấu chia sẻ: "Hiện tại mình cảm thấy rất vui sau khi bỏ được Facebook. Mình không có quyền khuyên bảo bạn làm cái này cái kia, nhưng mình hi vọng các bạn có thể tham khảo từ những gì mình chia sẻ với các bạn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân".

Sau khi bạn gái này đăng tải video trên Youtube, nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng đã được đưa ra để bình luận. Những người ủng hộ cho rằng cô bạn phân tích khá đúng thực tế sử dụng Facebook hiện nay. Mặt khác, những ý kiến phản đối cảm thấy video của cô còn nhiều điều phiến diện.

Mai Châm



Tranh cãi với clip "Vì sao bạn nên bỏ Facebook?"

15:31:51 08/05/2013

Mới đây, một bạn gái có nickname Hồng Gấu đã cho đăng tải một clip "tố" Facebook gây nghiện. Với giọng điệu vô cùng mạnh mẽ, gương mặt nghiêm túc, clip đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Mới đây, một bạn gái có nickname Hồng Gấu đã cho đăng tải một clip "tố" Facebook gây nghiện. Trong khoảng thời gian hơn 8 phút, với giọng điệu vô cùng mạnh mẽ, gương mặt nghiêm túc, bạn gái xinh xắn này đã cảnh báo những tác hại của Facebook đối với cuộc sống, đồng thời khuyến khích mọi người nên từ bỏ thói quen sử dụng Facebook. Đoạn clip đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng với nhiều ý kiến trái chiều.   


Mở đầu clip, cô gái xinh xắn giới thiệu bạn tên là Hồng Gấu và khẳng định bạn đã bỏ Facebook được 1 tuần rồi. Không phủ nhận tác dụng của Facebook, Hồng Gấu cho biết "Facebook tự bản thân nó không xấu... Kể từ khi có Facebook, chuyện liên lạc giữa mọi người chưa bao giờ dễ hơn." Tuy nhiên, bạn cũng thẳng thắn cho rằng chính cách mà mọi người sử dụng Facebook như một "con nghiện" mới là điều đáng lên án.

Từ kinh nghiệm bản thân, cô bạn thú nhận mình cũng từng là "con nghiện" của Facebook. Tuy nhiên, từ khi bỏ Facebook, bạn thấy vui vẻ và gần gũi với mọi người hơn. 
Trong clip này, bạn cho rằng, giới trẻ Việt Nam hiện đang bị lệ thuộc thái quá vào Facebook khi nhiều bạn trẻ thường cập nhật Facebook từng phút từng giây. Hơn nữa, theo trào lưu, các Facebooker thường hùa theo nhau để "khai quật" rồi "ghé thăm" các trang Facebook của những hiện tượng mới nổi. Thậm chí, các bạn thường xuyên sử dụng tiếng Việt để spam các trang Facebook cá nhân đó.  

Tranh cãi với clip "Vì sao bạn nên bỏ Facebook?" 1
Từ 2 luận điểm trên, cô bạn bắt đầu dẫn dắt vào bài thuyết trình khuyến cáo mọi người không nên dùng Facebook bởi 3 nguyên nhân chính. 

Luận điểm thứ nhất, Hồng Gấu cho rằng chế độ bảo mật của Facebook rất lỏng lẻo. Hơn nữa, bạn dùng Facebook miễn phí, chính vì thế bạn là "sản phẩm" chứ không phải "khách hàng" của họ. Vì thế, thông tin cá nhân của bạn sẽ dễ dàng bị điều tra, bị sử dụng mà không hề hay biết. Những thông tin cũ của bạn có thể sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc sống, công việc của bạn sau này, dù những thông tin bạn từng đăng đã diễn ra rất lâu trước đó. 
Lý do thứ hai để khuyên mọi người "không nên dùng Facebook" là mối nguy hại từ những người bạn ảo. Bạn bè trên Facebook thường không thể có những quan tâm thực sự với cuộc sống của bạn. Bởi có thể những người bạn đó chỉ mới gặp bạn 1 lần và họ thường chỉ biết rất ít thông tin về bạn.

Thêm vào đó là việc bạn đang chia sẻ quá tràn lan trên Facebook khi những hoạt động, tâm trạng hay hình ảnh luôn được các bạn chia sẻ từng phút trên Facebook. Thế nhưng, chính những dòng status đó của bạn lại "phơi bày" đời sống cá nhân của bạn trước mắt mọi người. 

Tranh cãi với clip "Vì sao bạn nên bỏ Facebook?" 2
Để minh chứng cho những lợi ích của việc từ bỏ Facebook, Hồng Gấu cho biết cuộc sống của bạn đã thay đổi rất nhiều. Cô bạn chia sẻ "Từ khi bỏ Facebook, mình ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè. Mình cảm thấy hoàn toàn độc lập khỏi Facebook. Facebook cũng giống như là thuốc phiện hay chất kích thích khác, nó làm cho bạn bị phụ thuộc. Giờ đây khi đã từ bỏ mình đã thay đổi được nhiều điều, có nhiều thời gian cho cuộc sống của mình hơn".
Cô bạn cũng dẫn lời của một anh chàng người Scotland khuyến khích mọi người từ bỏ Facebook: "Bạn thú vị hơn Facebook profile (thông tin cá nhân) của bạn. Và bạn xinh đẹp hơn Facebook picture (ảnh đại diện) của bạn".

Kết thúc clip, cô bạn Hồng Gấu này chia sẻ: "Hiện tại mình cảm thấy rất vui sau khi bỏ được Facebook. Mình không có quyền để bắt các bạn làm cái này cái kia, nhưng mình hi vọng các bạn có thể tham khảo từ những gì mình chia sẻ với các bạn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất, tốt nhất cho bản thân".
Tranh cãi với clip "Vì sao bạn nên bỏ Facebook?" 3
Sau khi bạn gái này đăng tải video trên Youtube, rất nhiều cư dân mạng đã đưa ra những ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ cho rằng cô bạn phân tích khá đúng thực tế sử dụng Facebook hiện nay. 

Một độc giả khen ngợi "Hay tuyệt! Cuộc sống thú vị là những gì đang diễn ra xung quanh hơn là việc suốt ngày chú tâm vào cái điện thoại hoặc màn hình vi tính chỉ để cập nhập Facebook từng giờ từng phút từng giây."

Một cư dân mạng khác cũng lên tiếng "Hoàn toàn đồng ý với cô gái này. Cô ấy nêu ý kiến của mình, ai cảm thấy được thì tham khảo, không thì thôi. Còn nếu chửi cô ấy, nói lập luận kém, mâu thuẫn thì làm ơn nói rõ quan điểm của bạn, đừng viết những comment chung chung kiểu "em càng nói càng mâu thuẫn chính mình" ..."

Mặt khác, cũng có rất nhiều bạn cho biết clip của cô bạn còn khá nhiều điều phiến diện. Đồng thời, nhiều người cho rằng cách thể hiện cùng gương mặt của bạn cũng khiến cho người xem có phần cảm thấy khó chịu. Một bạn cho biết "Nói thì đúng, cái này thì gần như ai cũng biết rồi. Nhưng do cái thái độ nói, cách nói, cách truyền đạt gây ra cho người xem cảm giác bị dạy đời. Với cả Facebook thì cũng là do người dùng thôi, cách dùng tốt thì nó tốt, vậy thôi."



Những mặt trái đáng sợ của Facebook, internet...

10:30:00 04/05/2011

Công nghệ đang hủy hoại cuộc sống của chúng ta hàng ngày... 

Công nghệ đưa chúng ta lại gần nhau và cũng khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng đều có mặt trái và những tiến bộ khoa học cũng không phải ngoại lệ. Xét trên một khía cạnh nào đó, công nghệ đang hủy hoại cuộc sống của chính con người, teen hãy cùng chúng tớ tìm hiểu qua những ví dụ sau đây nhé!
Nhắn tin khi đang lái xe
Nhiều người thích nhắn tin hơn việc nói chuyện qua điện thoại và điều đó cũng đem đến những hậu quả khôn lường, nhất là khi họ đang lái xe. Dĩ nhiên, khi nhắn tin, mọi người khó lòng rời mắt khỏi màn hình di động và sự tập trung cần thiết không được đáp ứng. Tính từ năm 2001 đến năm 2007, đã có tới 16.000 người chết vì lí do kể trên, vậy nên điều này rất đáng để lưu tâm đấy chứ!
Ngồi quá nhiều
Làm việc với máy tính đòi hỏi chúng ta phải ngồi nhiều hơn - đó cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên nặng nề và thiếu sức sống. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng tuổi thọ của con người sẽ bị rút ngắn đi đáng kể khi ngồi bên máy tính quá nhiều, vậy nên hãy cảnh giác teen nhé!
Điện thoại có thể gây ung thư
Tuy vẫn đang còn nhiều tranh cãi về việc sóng di động có thể gây ung thư hay không, nhưng những ảnh hưởng của chúng vẫn rất rõ ràng. Do đó, nếu bạn phải sử dụng điện thoại thường xuyên, lời khuyên là hãy dùng tai nghe thay vì để chú dế nằm sát tai trong thời gian lâu như vậy.
Facebook làm tăng tỷ lệ ly hôn
Đúng vậy, Facebook đang trở thành tác nhân làm tăng tỷ lệ ly hôn của các cặp đôi khi họ ghen tị mỗi khi chứng kiến người bạn đời của mình tán tỉnh hay trêu chọc ai đó trên trang mạng xã hội. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy Facebook có thể khiến người ta bị trầm cảm, mà hậu quả lớn nhất của căn bệnh là việc muốn tự tử.
Trang mua bán trực tuyến gây nguy hiểm tính mạng
Ví dụ điển hình nhất chính là trang mua bán trực tuyến Craiglist rất nổi tiếng tại Mỹ và các nước phương Tây. Cụ thể, nghị sĩ Chris Lee đã mất chức và cả cuộc hôn nhân của mình khi lên đây tìm kiếm gái gọi, hay như Philip Markoff đã lợi dụng các thương vụ để giết người… Tại Việt Nam, những cô gái nhẹ dạ bị những gã sở khanh quen qua mạng lừa bán giống như những bằng chứng không thể chối cãi cho mặt trái của sự kết nối.
Di động có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hàng không
Có nhiều lý do để nhà chức trách yêu cầu bạn tắt điện thoại trên máy bay và một trong số chúng là chuyện gây nhiễu sóng radio liên lạc. Đôi khi, chỉ vì ai đó muốn kiểm tra Facebook, email hay Twitter mà họ đặt những người xung quanh vào tình huống nguy hiểm.
Tivi, điện thoại và máy tính gây mất ngủ
Xem tivi hay sử dụng những màn hình sáng trên máy tính hay điện thoại trước khi lên giường có thể khiến bạn mất ngủ. Hoặc, chúng đơn thuần làm cho việc nghỉ ngơi không được như ý khi ấy chẳng thể đi vào giấc ngủ sâu. Hậu quả quá rõ ràng khi sức khỏe không đảm bảo và tệ hơn nữa là giảm tuổi thọ. Vì vậy, bạn hãy tránh xa dế cưng, laptop, tivi... vào buổi tối muộn và lúc nửa đêm nhé!
Xe điện là mối đe dọa với người mù
Đúng thế, xe điện giúp bảo vệ môi trường nhưng tác hại của chúng cũng không nhỏ khi đe dọa sự an toàn của người khiếm thị. Nguyên nhân là do các dòng xe điện thường hoạt động quá im ắng và người mù không thể nghe thấy âm thanh khi chúng đến gần. Do đó, thậm chí người ta còn phải lắp thêm các thiết bị tạo ồn cho mỗi chiếc xe.
Ăn quá nhiều đồ béo
Bản năng của con người là ăn những đồ béo và ngọt (tích trữ được nhiều năng lượng hơn), nhưng ăn quá nhiều lại gây ra vô số căn bệnh nguy hiểm. Nhờ sự tiến bộ của công nghệ ngày nay mà đồ béo và ngọt luôn có sẵn ở khắp nơi với giá thành cực rẻ, khiến trọng lượng của mỗi người trở nên nặng nề hơn. Kết quả, người ta sẽ mắc bệnh nhiều hơn và tốn kém chi phí chữa trị khổng lồ.


Sẹo Facebook

Ban Biên Tập - 8:20pm Thứ tư, 09/01/2013Lượt xem: 1554
1. Hôm qua thầy giáo cũ của tôi chính thức kết bạn với tôi trên Facebook. Hai mươi năm trước, ai mà tưởng tượng nổi có ngày chúng tôi sẽ bình luận một cách “dân chủ” về những vấn đề đời thường hay văn chương như bây giờ.
Quả thực, mạng xã hội đã làm phẳng các mối quan hệ thứ bậc.
Nhưng từ mức độ “phẳng hóa” đơn thuần đó đến mức độ các thành viên của mạng đánh đồng tâm lý của người khác theo một kiểu áp đặt lại quá dễ dàng. Không ít hơn chục lần tôi thấy bạn bè mình giật câu than thở là phải ngồi dọn danh sách bạn Facebook, và hủy mối quan hệ bạn bè ảo đó khi không tài nào nhớ nổi một người xa lạ kia đã làm quen mình vì lẽ gì và “tại sao cô ả/gã này lại chễm chệ trên tường Facebook nhà mình, phán những câu ngu xuẩn chẳng liên quan?”.
Chưa hết. Nhiều người đã dọa dẫm, cãi cọ và tức tối với những bình luận có khi là bông đùa thiếu tế nhị, có khi là sự nóng lạnh không kiểm soát được trong tâm lý thường nhật, khi trạng thái trên Facebook càng lúc càng nhất quán với đời thực. Facebook và các trang mạng xã hội sẽ là tuyệt vời khi ta thỏa mãn nhu cầu được chia sẻ, nhưng cũng là thảm họa khi ta bực dọc với sự vô tình của nó.
Chắc cũng có lần bạn đăng một bức ảnh đẹp hay một ghi chép công phu lên Facebook nhưng chỉ nhận được rất ít lời bình luận và cú “like”, trong khi một dòng trạng thái cảm thán nhạt nhẽo của kẻ khác lại đắt khách như tôm tươi. Bạn thấy mình như bị rơi vào bẫy vậy.
2. Không phải đến giờ chúng ta mới biết điều đó, mà ngay từ khi Facebook bắt đầu có ảnh hưởng, truyền thông đã có nhiều cảnh báo về sự ảnh hưởng của chứng nghiện Facebook, sau khi đã có bài học của các mạng Yahoo 360!, Twitter... Nhưng sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, duyệt Internet nhanh hơn nhờ các thiết bị truy cập cầm tay đã khiến chứng nghiện Facebook nối đuôi các chứng nghiện cổ điển như rượu chè, cờ bạc và đã kịp cạnh tranh với chứng nghiện cũng tân thời là video game.
Nhà nghiên cứu người Na Uy Cecilie Schou Andreassen đã chỉ ra mặc dù Facebook không phải là hóa chất như rượu hay ma túy, nhưng người dùng của nó hoàn toàn tương đồng với các tiêu chuẩn của các chứng nghiện kia.
Cũng chính vì không có thực thể vật chất nên điều đáng buồn là chúng ta chưa có cách nào chế ngự chứng nghiện này, trong khi chờ đợi sự suy thoái của công nghệ mạng xã hội và trông mong sự hạ nhiệt của chính mình. Chúng ta đã biết tác hại từ những chuyện như vợ chồng lục đục vì vô tình thổ lộ cảm xúc riêng tư, hay chuyện hội chứng “hội đồng” khi có một tin chưa được kiểm chứng tung ra và lan truyền chóng mặt trên mạng.
3. Facebook không còn là câu chuyện nghiện của giới trẻ như có thể thấy ở video game, mà là chuyện của mọi lứa tuổi biết đọc biết viết. Tỉ lệ 54% số người dùng Facebook toàn cầu trên 25 tuổi và 28% trên 35 tuổi cho thấy khách hàng của Mark Zuckerberg không còn là đồng niên hay sinh viên như thời anh ta học ở Harvard nữa.
Nhân vật trẻ tuổi xuất chúng này thật ra đã nắm được cái thóp của con người thời công nghệ số là sự cô đơn của họ. Bộ phim The social network (Mạng xã hội) nói về người sáng lập Facebook đã chỉ ra sự cô độc và dị biệt trong hành xử của chính anh này, một cá nhân lạnh lẽo và khắc nghiệt với bạn bè ngoài đời.
Và đến lượt chính chúng ta, những người trước đây vẫn kết nối với nhau bằng những phương thức giao tiếp truyền thống, đã lũ lượt rủ nhau tái lập sự kết nối ấy trên mạng. Nó khiến chúng ta trở thành những kẻ có vẻ như là vui đâu chầu đấy, khóc rồi cười ngay, hệt như người bị “thuốc”. Trong khi thực tế chúng ta không hoàn toàn cô đơn, không thật sự thiếu kết nối ở đời thực.
Chúng ta bị hấp dẫn trước cái gọi là tính thời thượng của công nghệ. Nó gây ảo tưởng chúng ta chạy bằng tốc độ của thế giới văn minh một cực. Nó độc tài đến mức như nhà báo Thomas L. Friedman đã viết: “Trừ khi bạn thoát khỏi Facebook và gặp mặt ai đó, bạn thật sự không hoạt động gì hết”.
4. Nhưng vấn đề ở đây là nếu không phải Facebook thì sao? Chúng ta còn nhớ cơn sốt blog 360 của Yahoo! mới vài năm trước đấy thôi, chúng ta cũng tốn cả vài tiếng mỗi ngày ngụp lặn trong cái mạng xã hội hãy còn “thô sơ” đó - kỳ thực hôm nay chúng ta đang lặp lại với cấp độ bị chi phối nặng hơn.
Facebook chỉ là một trong những ứng dụng trong rất nhiều ứng dụng mặc định đã cài đặt sẵn trong điện thoại, iPad, chúng ta chẳng phải là nhắn tin nhoay nhoáy, mấy ngón tay lướt đầy háo hức dưới gầm bàn những cuộc họp đó sao. Chúng ta hủy hoại những cuộc gặp gỡ khi cả ta lẫn đối tác chốc chốc gí ngón tay check xem có gì mới, bỏ rơi ngay cái người đang ngồi gần gũi trước mặt kia.
Nhưng cũng chính sự độc tài của công nghệ, theo các nhà nghiên cứu như Andreassen, cũng là dấu hiệu chỉ ra rằng Facebook sẽ bị thay thế bởi những ứng dụng khác. Một thập niên trước, các ứng dụng của Yahoo! làm mưa làm gió và giờ ứng dụng blog 360 của hãng này đã chính thức chấm dứt hoạt động, trong khi Facebook lên tới 1 tỉ người dùng.
Facebook chắc rồi cũng như loài khủng long, sẽ tuyệt chủng vì quá cỡ? Điều đó nghe quá ư xa xôi nhưng có vẻ hứa hẹn, song chắc chắn là chúng ta chưa hề chuẩn bị gì cho sự lụi tàn của nó. Rồi chúng ta sẽ vội vã gia nhập một cộng đồng mới. Facebook và các mạng xã hội có làm sẹo vĩnh viễn trong đầu chúng ta?

GS. Đặng Hùng Võ: "Một bộ phận người dùng Facebook đã vượt quá giới hạn"

Ban Biên Tập - 2:25pm Thứ tư, 21/11/2012Lượt xem: 126531
Giáo sư Đặng Hùng Võ: "Cấm dùng Facebook thể hiện nét văn hóa ấu trĩ". Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, GS. Đặng Hùng Võ bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến cho rằng, một bộ phận người dùng Facebook hiện nay có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục dân tộc.
Xung quanh ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng với nội dung "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của Facebook tại Việt Nam", tòa soạn đã nhận được hàng nghìn comment, email phản hồi của độc giả.
Để rộng đường dư luận, PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường về vấn đề này.
Không nên cấm hoạt động Facebook tại Việt Nam
Tham gia vào cộng đồng Facebook Việt Nam từ năm 2008, GS. Đặng Hùng Võ cho biết: “Tôi coi Facebook là phương tiện liên hệ thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan trong công việc, cũng như trao đổi những câu chuyện đời tư”.
co the ban quan tam
Là một người hoạt động trong lĩnh vực xã hội, GS. Võ cho hay, ông coi Facebook như chiếc cầu nối hiệu quả nhất để gần hơn với mọi người.
“Facebook là môi trường tiếp cận gần nhất với thế giới, bạn bè và tri thức, vì thế những lúc rảnh rỗi, ngoài thời gian đọc sách và gặp gỡ bạn bè, tôi thường dành thời gian vào Facebook. Điều thuận tiện là nó không phụ thuộc vào khoảng cách. E-mail là môi trường offline vì thế mà việc sử dụng Facebook hiệu quả và tiện lợi hơn rất nhiều", GS. Võ chia sẻ.
Trước ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng về việc “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động Facebook tại Việt Nam”, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng: “Cấm dùng Facebook thể hiện nét văn hóa ấu trĩ. Và theo tôi thì đó là việc làm không thể. Trước vô vàn những lợi ích mà Facebook mang lại cho con người, thì tại sao lại nhìn vào một số điểm bất cập do một bộ phận người sử dụng không tốt mang lại, mà quy kết trách nhiệm toàn bộ như vậy là không nên".
Một bộ phận người dùng Facebook có nhiều nội dung đã vượt quá giới hạn
GS. Võ bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến cho rằng, một bộ phận người dùng Facebook hiện nay có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục dân tộc.
"Thực tế, trong quá trình sử dụng Facebook có xuất hiện những trường hợp hội, nhóm có biểu hiện thiếu văn hóa, bôi nhọ chính trị. Tuy nhiên, việc dùng Facebook làm việc liên quan đến chính trị là nhược điểm", GS. Võ nhấn mạnh.
Cũng theo GS. Võ, để hạn chế tình trạng xuất hiện các hội, nhóm sử dụng Facebook vào mục đích xấu như trên, “lãnh đạo hay các chính trị gia cần phải làm tốt công việc của mình. Như vậy, các hội nhóm có biểu hiện thiếu văn hóa sẽ không còn cơ hội hoạt động. Đồng thời, quá trình dân chủ rộng rãi đòi hỏi dân trí phải cao. Chửi nhau trên Facebook là nét văn hóa không đẹp”.
Trở lại vấn đề ý thức của người sử dụng Facebook, GS. Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm của mình: "Cần giáo dục ý thức tiếp cận thông tin từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình thành một văn hóa nền từ hệ thống giáo dục. Đặc biệt, cải cách giáo dục đang là một vấn đề cấp thiết.
Như vậy, không thể đổ lỗi cho một cá nhân, hay một nguyên nhân nào. Nếu việc ngưng sử dụng Facebook được thực hiện, thì đó chỉ là biện pháp tức thì. Muốn giải quyết vấn đề tận gốc phải cần đến giáo dục. Giáo dục ý thức người dùng, giáo dục ý thức cách tiếp cận và xử lý thông tin. Để có được nét đẹp văn hóa trong đời đại thông tin mở như hiện nay".
"Các cá nhân tổ chức nếu bị bôi nhọ trên Facebook có quyền khởi kiện"
Liên quan đến vấn đề nóng của xã hội như giao thông thời gian qua nhiều cá nhân, hội nhóm đã lợi dụng quyền tự do thông tin để đưa ý kiến, lời nói, hình ảnh nhằm bôi xấu, xuyên tạc nhiều nội dung và thậm chí còn bôi xấu lãnh đạo cấp cao của nhà nước, nhất là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại một số trang Facebook cá nhân và hội nhóm. Về vấn đề này, theo Luật sư Trần Đình Triển cần phải điều tra xử lý nghiêm những đối tượng đưa thông tin hoặc có lời lẽ, hình ảnh bêu xấu xúc phạm này. 
Cái khó trong việc quản lý mạng xã hội Facebook theo Luật sư Triển chính là việc nó là trang mạng xã hội toàn cầu đa ngôn ngữ và thao tác lập tài khoản trên mạng xã hội này đơn giản. Vì vậy, ai cũng có thể có một tài khoản trên Facebook không kể già trẻ lớn bé, cùng với việc nhiều đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức.
Theo Luật sư Trần Đình Triền, với những cá nhân tổ chức bị kẻ xấu cố tình đưa thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ ảnh hưởng đến danh dự, công việc có quyền đưa đơn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra tố cáo về hành vi này. Sau đó phía cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra xác minh làm rõ vấn đề xem mức ảnh hưởng đưa ra cách xử lý như xử phạt hành chính, truy tố trách nhiệm hình sự. 
Cũng theo Luật sư Trần Đình Triển hiện nay để đối phó với tổ chức tội phạm mượn danh nghĩa các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử để thực hiện hành vi phạm pháp như buôn bán nội tạng, ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em hay tổ chức phản động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao để phòng chống các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của Pháp luật. 
Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội): “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hại đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.  
"Nếu như bạn phát ngôn trên Facebook của cá nhân hoặc tổ chức mà khi lời nói đó được nhiều người truyền cho nhau và trở thành một diễn đàn, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người, khiến cho uy tín cũng như danh dự của một cá nhân hay cơ quan nào đó bị giảm đi thì lúc đó có thể xem xét trách nhiệm của người phát ngôn", Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty Luật Fanci Hà Nội nhận định.

Theo Giáo dục Việt Nam

Con nghiện Facebook: “Trăm người quen có mấy người thân?”

10:02am Thứ bảy, 24/03/2012Lượt xem: 1045
Con số bạn bè tôi online trên Yahoo chat ngày càng ít đi. Họ ẩn nick (invisible) để thoải mái, vi vu lướt Facebook. Vì thế tôi liền tìm đến Facebook. Lúc đầu mới lập tài khoản, tôi thấy vui vì có nhiều người bạn mình đã dùng trang xã hội này lâu lắm rồi.


Càng dùng Facebook tôi càng có nhiều bạn. Và càng ngày càng có nhiều thứ hấp dẫn tôi hơn trên đây. Hằng ngày tôi lên Facebook để cập nhật status, xem có bao nhiêu người comment, bao nhiêu người like, lướt từng profile xem ảnh...và vui buồn theo những cảm xúc phù du như thế.

Đỉnh cao trong thời kỳ sử dụng Facebook của tôi là tôi lên Facebook vài lần trong vòng một phút. Chẳng có thêm comment hay cái like nào mới nhưng chẳng biết sao tôi lại làm thế. Có lẽ...tôi nghiện Facebook.

Giờ đây, tôi cảm nhận Facebook đem lại nhiều tác hại hơn là tác dụng. Có thể Facebook giúp tôi quen thêm nhiều bạn đấy. Nhưng trăm người quen thì có mấy người thân? Phí hoài thời gian cho những câu comment với nội dung chỉ là: Em là ai? Em ở đâu? Em đẹp thế, anh làm quen nhé?

Để làm gì?



Nhiều lúc biết Facebook làm tốn bao nhiêu thời gian nhưng đã nghiện nên không thể cai được... Facebook như là một bộ phim không có đoạn kết và mỗi ngày lại có thêm những tình tiết mới khiến người ta không dứt ra được.

Tôi đoán nhiều người đi học tranh thủ lên Facebook vào giờ ra chơi thay vì giao tiếp hay đi giao lưu với mọi người. Bỏ những thói quen tốt hằng ngày để cắm đầu vào những dòng chữ trên nền xanh liệu có đáng không?

Thiết nghĩ, thà cả tuần chỉ được đi chơi với nhau một vài lần, còn vui hơn là ngày nào cũng lên Facebook chém gió với nhau những câu chuyện có nội dung vô nghĩa.

Bạn lên Facebook để thư giãn thì được chứ đừng lạm dụng nó quá nhiều. Xã hội ảo chẳng là gì nếu con người không biết đến cái xã hội thật đang hiện hữu trước mắt mình.


genk.vn

Facebook làm tăng nguy cơ “vung tiền” và ăn quá nhiều

Ban Biên Tập - 9:21am Thứ năm, 15/11/2012Lượt xem: 15862
Nhiều người đang dùng trang cá nhân Facebook để tạo dựng hình ảnh đẹp của mình trong mắt người khác

 Theo kết quả nghiên cứu mới đây, Facebook làm giảm khả năng kiểm soát bản thân của người dùng và điều này dễ dẫn tới chi tiêu quá mức.
Phó giáo sư Andrew Stephen từ Đại học Pittsburgh và phó giáo sư Keith Wilcox của Đại học Columbia (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy Facebook làm tăng mức độ đề cao bản thân của người dùng. Điều này tác động xấu tới quá trình họ đưa ra phán xét hoặc quyết định về một vấn đề, làm giảm khả năng tự kiểm soát bản thân và gia tăng những hành vi tiêu cực như chi tiêu quá mức hoặc ăn quá nhiều.
Hai nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng một người dành càng nhiều thời gian cho Facebook, họ càng có nguy cơ nợ thẻ tín dụng cao hơn. Nghiên cứu thực hiện với 514 người dùng Facebook tại Mỹ đã chứng minh chỉ 5 phút dùng Facebook mỗi ngày cũng đã có thể làm giảm khả năng tự kiểm soát của người dùng.
co the ban quan tam
Cũng theo nghiên cứu tiến hành bởi tạp chí khoa học Computers in Human Behavior (Máy tính trong hành vi con người), 526 triệu người thường xuyên đăng nhập Facebook mỗi ngày có hiện tượng quá đề cao bản thân. Họ thường dùng trang cá nhân Facebook để tạo dựng hình ảnh đẹp của mình trong mắt người khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Khoa Tâm lý thuộc Đại học Stanford lại chỉ ra rằng Facebook khiến người dùng dễ cảm thấy thất vọng và yếu kém khi so sánh cuộc sống của mình với bạn bè trên mạng. Mối quan hệ giữa mạng xã hội và mức độ đề cao bản thân của người dùng vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, dù Facebook có khiến người dùng cảm thấy thế nào đi nữa, kết quả vẫn là mạng xã hội này đang khiến người dùng giảm khả năng kiểm soát bản thân. Trong khi đó, 40% số người sở hữu thẻ tín dụng lại thừa nhận việc thiếu kiểm soát bản thân khiến họ chi tiêu quá nhiều, theo một cuộc nghiên cứu được tiến hành hồi năm 2001.
Facebook đã vượt qua mốc 1 tỷ người dùng toàn cầu hồi đầu tháng 10/2012 và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2014. Theo cuộc khảo sát mới đây, trung bình mỗi người dùng tại Mỹ dành 8 giờ/tháng cho Facebook, chủ yếu họ tìm đến Facebook vì buồn chán. Theo số liệu mà Facebook cung cấp, 71,2% người dùng Internet tại Mỹ đang dùng mạng xã hội này.
Phạm Duyên

Facebook sắp bị khai tử?

Ban Biên Tập - 11:48am Thứ hai, 29/10/2012Lượt xem: 170064
Facebook là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay với số người dùng lên tới 900 triệu người. Tuy nhiên, không có gì có thể tồn tại mãi mãi, Facebook cũng không nằm ngoại lệ. Dưới đây là 9 xu hướng công nghệ có thể hủy diệt Facebook.
1. Sự thống trị của thiết bị di động
Đây là một vấn đề không nhỏ đối với trang mạng xã hội Facebook bởi trên một kích thước màn hình nhỏ, các nội dung quảng cáo thường không được hiển thị rõ nét. Do đó, các nhà quảng cáo lo ngại đến việc liệu người dùng Facebook có chú ý tới quảng cáo của họ hay không. Bên cạnh đó, người dùng thường có xu hướng tắt những quảng cáo đó hoặc chọn các dịch vụ có ít quảng cáo hơn.
2. Sự phát triển của các đối thủ
Nhiều người dùng dưới 18 tuổi đã bắt đầu rời bỏ Facebook để chuyển sang các trang mạng xã hội khác. Những trang mạng như Tumblr and Pinterest đang ngày một phát triển hơn bởi ngày nay con người có ít thời gian để lên mạng vì vậy học tìm kiếm những trang mạng giúp họ tìm đọc được các nội dung thú vị một cách nhanh chóng. Hơn nữa, các trang mạng có thiết kế tươi mới, thu hút đã bắt đầu xuất hiện và phát triển, trong khi thiết kế của Facebook hầu như không thay đổi là mấy.
3. Mối lo ngại về bảo mật
Facebook vẫn chưa thực sự có được chính sách bảo mật tốt khi mà các thông tin cá nhân của hơn 900 triệu người dùng có thể dễ dàng bị sử dụng bởi mạng xã hội này. Trong khi đó, nạn đánh cắp thông tin cá nhânđang ngày một phát triển.
4. Các nhà đầu tư
Giá trị thực sự của Facebook không được như nhiều người từng nghĩ. Đó có thể là vấn đề khi mà ngày càng nhiều các nhà đầu tư bắt đầu chỉ trích các kế hoạch kinh doanh của Facebook, lên án trang này vì các vi phạm quyền riêng tư, cũng như người dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn.
5. Mark Zuckerberg
 
Mark Zuckerberg được xem như là một thiên tài, nhưng liệu anh có đi theo đường của nhà đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang hay vô số các nhà sáng lập khác? Trong giới công nghệ, một ý tưởng độc đáo có thể đem lại sự phát triển nhanh chóng, nhưng đểcó thể phát triển một dịch vụ phổ biến thành một tập đoàn lớn thì lại đòi hỏi phải có tầm nhìn về nhiều lĩnh vựckhác nhau như tài chính, quản lí, hay khả năng đánh giá tình hình.
6. Thiếu tầm nhìn
Facebook đã trở nên quen thuộc với mọi người. Trang mạng xã hội này cho phép người dùng cập nhập các thông tin về cá nhân, đăng tải hình ảnh và video. Hiện không một dịch vụ nào khác có thể bắt kịp độ phổ biến của Facebook như một diễn đàn, và Facebook cũng được xem như một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm người thân và bạn bè.
Tuy nhiên, liệu những người dùng tuổi teen có tiếp tục sử dụng trang mạng này khi họ ở độ tuổi 25? Có lẽ không. Do đó, Facebook sẽ lụi tàn nếu như không kịp thay đổi để phù hợp với đa số người dùng.
7. Sự phân chia thành phần người dùng
Facebook là một mạng xã hội dành cho nhiều thành phần người dùng khác nhau. Trong khi đó, Google Plus đã trở thành trang dành cho người dùng chuyên về công nghệ nhiều hơn. Instagram là nơi dành cho những ai yêu thích chụp ảnh, còn những trang mạng như Reddit.com là nơi để mọi người chia sẻ ý kiến. Trong tương lai, các mạng xã hội nhiều khả năng sẽ chỉ dành riêng cho một thành phần người dùng, ví dụ như nhiếp ảnh gia hay những người yêu thể thao.
8. Những thảm họa không báo trước
Một trận động đất lớn phá hủy một trong những trung tâm dữ liệu của Facebook. Một loại virus được phát tán qua mạng và tiến hành hoạt động tàn phá trong nhiều tuần. Hay một "tính năng" mới làm rò rỉ dữ liệu của người dùng. Không ai có thể biết chắc được liệu thảm họa nào có thể xảy đến với 900 triệu người dùng. Hơn thế không ai biết được liệu Facebook đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với khó khăn hay chưa?
9. Sự khó chịu của người dùng
Một nguyên nhân cuối cùng có thể hủy diệt Facebook đó chính là sự khó chịu từ người dùng. Sau nhiều năm cho phép Facebook sử dụng hay chia sẻ các thông tin cá nhân vào mục đích quảng cáo thì nhiều khả năng người sử dụng sẽ nghĩ tới việc ngừng dùng Facebook. Họ có thể chuyển sang mạng x
ã hội mới tốt hơn.

Thế giới ảo của Facebook khiến cuộc sống mệt mỏi

Sử dụng mạng xã hội thường xuyên có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên 'tệ hại' vì ghen tỵ với người khác, cảm thấy mình bị bỏ rơi hoặc trở thành chuyên gia rình mò...
Với vị thế mạng xã hội phổ biến hàng đầu không thể tranh cãi, Facebook đang thu hút khoảng 500 triệu người sử dụng ít nhất một lần mỗi ngày. Đây là nơi chia sẻ hình ảnh, thảo luận thông tin mới hay liên hệ với những người bạn chưa gặp lại từ thời phổ thông. Nhưng liệu Facebook có đang dần lấy đi hạnh phúc trong đời thực của bạn?
Một nghiên cứu mới đây do Đại học Michigan (Mỹ) thực hiện tìm hiểu về những tác động của việc sử dụng Facebook thường xuyên tới cảm xúc con người. Kết quả cho thấy càng sử dụng mạng xã hội này nhiều, khả năng cải thiện cảm xúc và sự hài lòng với cuộc sống hiện tại càng thấp. Các nhà nghiên cứu cho biết, sử dụng Facebook càng thường xuyên, mọi người sẽ cảm thấy tệ hơn. Thêm vào đó, sử dụng Facebook nhiều trong hơn 2 tuần, cảm giác hạnh phúc và hài lòng càng mất dần đi. 
Sử dụng facebook càng thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy tệ hơn sau đó. Nguồn examiner.com
Sử dụng Facebook càng thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy tệ hơn sau đó. Ảnh minh họa: examiner.com
Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận này bằng cách nhắn tin cho một nhóm 82 người tham gia trong thời gian 2 tuần. Mỗi tin nhắn đề nghị các thành viên mô tả cảm giác của họ trong từng thời điểm khác nhau và mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại. Càng nhiều thời gian dành cho Facebook thì vào thời điểm nhận được tin nhắn sau đó, mọi người càng cảm thấy tệ hơn. Sử dụng càng nhiều trong vòng 2 tuần, mức độ hài lòng với cuộc sống ngày càng giảm dần. Nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng phạm vi thực hiện khảo sát chỉ trên một số ít người, nhưng kết quả này chỉ củng cố thêm những điều các nhà khoa học đã nhận thấy trước đây.
Oscar Ybarra, một trong những tác giả trong nghiên cứu của Đại học Michigan cho rằng: “Mọi người nên nhận thức được rằng Facebook có thể mang đến những tác động như đã đề cập ở trên tới bản thân mình. Việc nhận thức là rất quan trọng, và cũng cần nhớ rằng Facebook là nơi chỉ đưa ra phiên bản phiến diện về cuộc sống của mỗi người mà thôi”.
Dưới đây là những điều có thể xảy ra khi dành quá nhiều thời gian trên thế giới ảo, theo ý kiến của các nhà khoa học.
1. Facebook làm bạn ghen tỵ với mọi người
Ngiên cứu cho thấy hầu hết mọi người chỉ chia sẻ “những khoảnh khắc lung linh” của bản thân trên Facebook. Do đó, việc dành quá nhiều thời gian săm soi những điều vui vẻ của người khác chỉ khiến bản thân cảm thấy cuộc sống của mình thật tẻ nhạt.
2. Facebook khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi
Liên lạc với nhau rất nhiều qua máy tính, nhưng họ chẳng thể cùng đưa bạn ra ngoài ăn trưa hay ngồi nghe bạn khóc lóc than thở về một người sếp khó ưa. Đọc các status về những việc thú vị mọi người đang làm, bạn sẽ buồn bã vì chẳng được tham gia cùng.
3. Facebook biến bạn thành kẻ chuyên rình mò
Một số lượng đáng kể người dành phần lớn thời gian trên Facebook chỉ để tìm kiếm “người yêu cũ, những đứa bạn xấu tính, người mình không ưa và người không thể sánh đôi trong đời thực...”. Không có gì bất ngờ khi nó khiến bạn day dứt mãi về những thất bại mắc phải trong quá khứ và cảm thấy không hài lòng với bản thân mình.
Thu Hiền (Theo Care
(Bạn đọc) - Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, trang web chia sẻ hình ảnh You Tube, bởi nó đáp ứng được khát khao cập nhật kiến thức và chia sẻ với người khác của cư dân mạng. Vì thế, mạng xã hội tuy không phải là các kênh chính thống đối với các vấn đề kinh tế và chính trị nhưng nó lại là kênh dễ tạo ra trào lưu và thu hút người đọc.

Tại Mỹ, các ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 đều khai thác và tận dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, để quảng bá hình ảnh cá nhân, thu hút cử tri và gây quỹ tranh cử. Điều này cũng được ứng dụng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Anh. Đối với kinh doanh, mạng xã hội được xem là hình thức marketing mới. Xu hướng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông dần chuyển sang mạng xã hội.
Cần cảnh giác những kẻ cuồng tín, tội phạm sử dụng mạng xã hội phục vụ cho mục đích cá nhân xấu xa
Cần cảnh giác những kẻ cuồng tín, tội phạm sử dụng mạng xã hội phục vụ cho mục đích cá nhân xấu xa
Tuy nhiên, sau thời gian cả thế giới cùng sốt với các mạng xã hội, giờ đây người ta đang bắt đầu trở nên dè chừng, đặt câu hỏi về những lợi ích thật sự sau khi những kẻ cuồng tín, tội phạm sử dụng mạng xã hội phục vụ cho mục đích cá nhân xấu xa.
Sự kiện xảy ra gần đây nhất là tại Anh. Ashleigh Hall, một thiếu nữ Anh 17 tuổi đã tìm đến cái chết vì bị một kẻ trên mạng Facebook lừa đảo. Vụ rủ nhau “tự tử tập thể” lôi kéo 200 người sử dụng Facebook tại Hồng Kông, Trung Quốc, vào cuối năm ngoái khiến các nhà chức trách nước này buộc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy hiểm rình rập trên mạng. Nước Mỹ giờ đây đã bắt đầu cảm nhận được sự nguy hiểm của sự “quá cởi mở” trên các mạng xã hội và đang hối hả tìm cách chữa cháy.
Ngày 13-5- 2013, thẩm phán Alfredo Sanchez tại tòa án phía Tây tỉnh Mendoza, Argentina, đã yêu cầu mạng xã hội Facebook đóng cửa tất cả những diễn đàn của trẻ em tham gia trên mạng xã hội này, sau vụ việc 11.000 học sinh trung học cơ sở thông qua trang mạng xã hội này để rủ nhau… bỏ học không phép trên Facebook, cùng nhau tụ tập tại một quảng trường. Sự kiện này đã gây chấn động tại Argentina.
Suy cho cùng, đó cũng chỉ là những vấn đề rất nhỏ nếu đem so với những cuộc “cách mạng màu” đẫm máu ở Ai Cập, Lybia, hay tình hình bất ổn ở Syria,…những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia các nước cũng bị các thế lực đầy tham vọng kiểm soát thông qua mạng xã hội. Các nước lớn sẵn sàng dùng mạng xã hội như một công cụ tuyên truyền hiệu quả, cộng với đội ngũ blogger “tay trong” được trả công hậu hĩnh, từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của những nước nhỏ yếu khác. Mỹ là nước điển hình cho việc lợi dụng mạng xã hội tạo ảnh hưởng cho mình. Tuy nhiên, chính quốc gia này cũng nhiều phen “hú vía” bởi những “tác dụng phụ” của mạng xã hội.
Lợi ích là điều không thể phủ nhận song mặt trái của mạng xã hội hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều, xuất phát từ xu hướng tự do hóa trên mạng. Nếu không quản lý chặt, không nghiêm khắc xử lý sẽ tạo ra những kẽ hở để những kẻ trục lợi tha hồ thao túng và điều khiển một lượng đông đảo cư dân mạng để phục vụ cho những mục đích xấu, tạo nên một trào lưu sống không lành mạnh hoặc thậm chí một vài nước lợi dụng để can thiệp công việc nội bộ các nước khác.
Sự xuất hiện của một cộng đồng mạng bất ổn trong một xã hội đang phát triển ổn định sẽ kìm hãm chính sự phát triển của xã hội đó.
Smith Peter
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)  
(Pháp luật) - Luật sư cho rằng, những cô gái đưa hình ảnh mát mẻ, khiêu dâm của chính mình lên mạng Facebook có thể bị truy cứu về tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Gần đây, nhiều cô gái tự đưa hình ảnh khêu gợi, hở hang của chính mình lên mạng Facebook. Đôi khi đi kèm là những lời giới thiệu khá “mời mọc”: “Ngày mai, tức ngày 24/6… Hưởng ứng ngày ”nâng niu bàn tay Việt” dành riêng cho đàn ông nước Ta =))) Em ABC đã tự quay 1 clip cô y tá uốn éo trong phòng để tặng riêng các anh. Nhưng mà… Các a like thì em mới up nè moahzzz!”
Gần đây, nhiều cô gái tự đưa hình ảnh khêu gợi, hở hang của chính mình lên mạng Facebook. Đôi khi đi kèm là những lời giới thiệu khá “mời mọc”
Gần đây, nhiều cô gái tự đưa hình ảnh khêu gợi, hở hang của chính mình lên mạng Facebook. Đôi khi đi kèm là những lời giới thiệu khá “mời mọc”
Nhưng hình ảnh này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Khen nhiều mà chê cũng không ít. Nhiều người đặt câu hỏi, việc làm này có vi phạm pháp luật hay không và có thể bị xử lý như thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga (Trưởng Văn phòng Luật sư Hằng Nga, Hà Nội), việc đưa hình ảnh khêu gợi lên mạng Facebook như một số cô gái làm gần đây đã có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
LS.Hằng Nga
LS.Hằng Nga
Vị luật sư cắt nghĩa, Bộ luật hình sự quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – bao gồm văn hóa được thể hiện cụ thể bằng ấn phẩm, sách, báo, băng đĩa, tranh ảnh, phim… trên các vật phẩm quần, áo, bật lửa, đồ dùng thông thường hoặc các loại không thể hiện bằng các vật phẩm cụ thể (không nhìn thấy, sờ thấy, không nghe thấy) có nội dung khiêu dâm, ca ngợi lối sống xa hoa, trụy lạc trái với truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Việc đưa hình ảnh khiêu dâm của mình lên mạng chính là sự truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tội phạm này hoàn thành kể từ thời điểm người đó thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Gần đây, có những cô gái đưa hình ảnh của mình lên mạng chưa đến mức lõa thể hoặc cảnh quan hệ tình dục, nhưng chỉ cần ăn mặc mát mẻ, hở hang, có hành động gây kích thích người khác đã được gọi là khiêu dâm. Hành vi đó đã đủ cơ sở để khởi tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Tuy nhiên, nữ luật sư cho biết, trên thực tế ở Việt Nam lâu nay không có cô gái nào tự tung hình ảnh khiêu dâm của mình lên mạng mà bị xử lý hình sự cả. Điều đó cho thấy chế tài xử lý đối với hành vi này vẫn chưa cụ thể, chặt chẽ. Luật sư Hằng Nga còn cho rằng luật pháp cần quy định rõ hơn về chủ thể thực hiện hành vi này là truyền bá hình ảnh khiêu dâm của mình hay của người khác.
Những hình ảnh mát mẻ trên mạng Facebook (Ảnh minh họa)
Những hình ảnh mát mẻ trên mạng Facebook (Ảnh minh họa)
Luật sư Trịnh Anh Dũng (Trưởng Văn phòng luật sư Trịnh, Hà Nội) cho biết, Nghị định 178 từ năm 2004 đã định nghĩa:
Đồi trụy là sự thể hiện bằng hình ảnh, hành động, âm thanh thể hiện lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Khiêu dâm là dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.
Luật sư Trịnh Anh Dũng cho rằng, những cô gái đưa hình ảnh khêu gợi của mình lên mạng Facebook là đã thực hiện việc “làm ra, lưu hành hình ảnh có tính chất đồi trụy và phổ biến tới nhiều người.” Điều này phù hợp với quy định trong Bộ luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Như vậy hành vi này đã được pháp luật quy định từ lâu. Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều cô gái vẫn ngang nhiên tung ảnh khiêu dâm của mình lên mạng mà không bị xử lý. Theo luật sư Dũng đó là do trách nhiệm của cơ quan chấp pháp.
Ông Dũng cho rằng, muốn ngăn chặn những hành vi này, cơ quan pháp luật phải xử lý chứ không thể đòi hỏi người dân tự tuân thủ được. Vì không bị xử lý nên các đối tượng này ngày càng coi thường luật pháp.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội)
Luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội)
Trái với quan điểm của 2 vị luật sư trên, Luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội) cho rằng, hành vi của những cô gái kia không thể bị xử lý. Bộ luật hình sự quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, theo luật sư Thủy khái niệm đồi trụy, khiêu dâm vẫn chưa rõ ràng. Ông nêu câu hỏi: “Trái với thuần phong mỹ tục là như thế nào?”.
Ông Thủy cho rằng, đưa hình ảnh của mình lên trang cá nhân Facebook là quyền của mỗi người. Những người xem hình ảnh này là do chính họ muốn tìm đến. Ai vào xem thì tự chịu trách nhiệm. Điều này không giống với việc đưa hình ảnh khiêu dâm ra ngoài đường, ngoài công cộng gây phản cảm.
Vị luật sư này cũng cho rằng, luật pháp không cần điều chỉnh về hành vi nói trên. Đó là quyền của mỗi người, ai có nhu cầu thì làm, không thì thôi.
Luật sư Thủy phân tích, hiện nay, qua mạng Internet, người ta có thể tiếp cận mọi thứ văn hóa trên thế giới. Trong nước có thể xử lý hành vi đó nhưng không thể cản được sự thâm nhập từ bên ngoài vào. Nó giống như một tấm lưới với hàng nghìn mắt lưới. Bịt một hai mắt lưới cũng không giải quyết được điều gì. Chung quy chúng ta lại làm một việc mất công.
Ông Thủy cũng cho rằng xã hội ngày càng văn minh, con người càng hiểu biết. Người ta không còn ngu muội để nhìn vào những thứ đó rồi bị tác động xấu dẫn đến những hành vi nọ kia. Người biết đến những thứ đó đã là người có trình độ văn hóa, nhận thức để lựa chọn, điều chỉnh hành vi của mình.
“Xã hội chúng ta luôn muốn lo lắng mọi thứ, nhưng thực chất chẳng lo được điều gì.” – Luật sư Ngô Ngọc Thủy kết luận.
Tuy nhiên, luật sư Thủy cũng nói thêm: “Còn nếu muốn xử lý thì luật pháp phải có quy định cho cụ thể, rõ ràng.”
Điều 253. BLHS quy định về tội “truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy”:
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
(KP)
(Bạn đọc) - Cameron D’Ambrosio, 18 tuổi, là một học sinh trung học thị trấn Methuen (Massachusetts- Hoa Kỳ) đang đối mặt với 20 năm tù vì tội danh đe dọa khủng bố – Cảnh sát trưởng của thị trấn cho biết.

Đối mặt với 20 năm tù vì chém gió trên mạng
Đối mặt với 20 năm tù vì chém gió trên mạng
D’Ambrosio đã bị bắt vì đăng video clip bài RAP nghêu ngao, vớ vẩn trên Facebook với những lời lẽ đe dọa gây ra những vụ nổ còn mạnh mẽ hơn vụ khủng bố ở Boston Marathon vừa qua. Cậu ta còn viết trên trang Facebook của mình mấy câu thô tục: “Mẹ kiếp Chính trị, F*** Obama, F*** Chính phủ.”
Hình ảnh D'Ambrosio tại phiên tòa
Hình ảnh D'Ambrosio tại phiên tòa
Nhiều người cho rằng cậu học sinh – một Rapper không chuyên này chỉ chém gió tào lao chứ cậu ta hoàn toàn không có khả năng tìm kiếm thuốc nổ để gây ra vụ nổ.
Thế nhưng, cảnh sát Hoa Kỳ thì lại không nghĩ như vậy. Họ khẳng định rằng đây không còn là chuyện đùa cợt. “Chúng tôi cho rằng đây đã là chuyện rất nghiêm túc,” Ông Joe Solomon – Cảnh sát trưởng thị trấn Methuen nói.
Dù ở phiên tòa gần đây, D’Ambrosio không nhận tội nhưng chắc chắn cậu ta khó thoát án tù.
Clip: Tường thuật phiên tòa
Facebook khiến cuộc sống thực thêm tiêu cực
TPO – Càng dành nhiều thời gian cho Facebook, mức độ hài lòng với cuộc sống của con người càng giảm cùng với đó là những cảm xúc tiêu cực tăng lên.
Khi bạn bấm nút “Like” những dòng chia sẻ của bạn bè trên Facebook, bạn có thực sự thích điều đó mà ấn “Like”?
Chứng kiến cuộc sống của những người bạn trên Facebook tuyệt vời và tràn ngập niềm vui có thể khiến bạn buồn và cô đơn hơn. Một nghiên cứu gần đây của Trường đại học Michigan chỉ ra rằng, càng lượn lờ trên Facebook nhiều, bạn càng cảm thấy cuộc sống của mình buồn chán và tẻ nhạt hơn.
Để đánh giá cung bậc cảm xúc của cư dân Facebook, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên một nhóm thanh niên sử dụng Facebook ở Michigan và ghi chép cảm xúc của họ 5 lần một ngày trong vòng 2 tuần.
Mỗi ghi chép này được thu thập thông qua bảng điều tra trực tuyến về mỗi trạng thái cảm xúc của họ sau khi lướt Facebook. Ngoài việc tổng hợp thông tin về thời gian sử dụng Facebook, những ghi chép này còn phản ảnh mức độ lo lắng, cô đơn cũng như mức độ hài lòng với cuộc sống một cách tổng thể của những người tham gia.
Nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu đối tượng tham gia phát biểu mức độ hài lòng của họ lúc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trong thời gian hai tuần, mức độ hài lòng với cuộc sống của hầu hết những người này đều giảm sút. Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rằng, giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt lại khiến các đối tượng cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn theo thời gian.
Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 1 tỷ người sử dụng Facebook và hơn một nửa trong số họ đăng nhập và Facebook mỗi ngày. Ethan Kross -chuyên gia khoa tâm lý xã hội học trường Đại học Michigan cho rằng: “Nhìn bề nổi, Facebook cung cấp nguồn tài nguyên vô giá để đáp ứng nhu cầu của con người về kết nối xã hội. Tuy nhiên, thay vì làm cho con người hạnh phúc hơn, những tương tác với Facebook có thể tạo ra tác dụng ngược đối với giới trẻ”.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến những người tham gia Facebook có cảm xúc tiêu cực như vậy? Một giả thuyết cho rằng mọi người đang ngầm so sánh cuộc sống thực của bản thân với cuộc sống ảo của bạn bè mình và cảm thấy dường như cuộc sống của người khác lúc nào cũng tuyệt vời hơn, tươi đẹp hơn.
Mặc dù phạm vi nghiên cứu với 82 người còn khá nhỏ, những nghiên cứu khác về tác động của việc sử dụng Facebook với “sức khỏe tinh thần”. Facebook đã trở thành một chủ đề hấp dẫn với các nhà nghiên cứu bởi vai trò và sự hiện diện thường trực của trong đời sống của rất nhiều người. Các nhà tâm lý học, xã hội học và các viện nghiên cứu đang lên kế hoạch nghiên cứu tác động của mạng xã hội này với não người, cảm xúc và giá trị bản thân.
Một số nhà nghiên cứu đã khai thác trực tiếp thông tin từ kho dữ liệu của các mạng xã hội (Facebook có đội ngũ các nhà khoa học về dữ liệu có liên kết chặt chẽ với các trường đại học) trong khi một số nhà nghiên cứu khác tiến hành nghiên cứu một cách độc lập.
Vào đầu năm 2012, một nghiên cứu của Đại học Thung lũng Utah đã chỉ ra rằng, con người thường cảm thấy buồn sau khi truy cập Facebook. Các nhà nghiên cứu đã tiếp xúc 425 sinh viên và tìm thấy mối tương đồng giữa thời lượng sử dụng Facebook và cảm xúc tiêu cực của họ đối với cuộc sống của chính mình.
Càng dành nhiều quỹ thời gian lang thang trên Facebook, họ càng cảm thấy cuộc sống của bạn bè mình tốt hơn, hạnh phúc hơn. Vào tháng 1, một nghiên cứu của Đức chỉ ra rằng 1/3 số người tham gia vào nghiên cứu cảm thấy tồi tệ hơn sau khi dành nhiều thời gian cho Facebook. Nhìn vào bằng chứng cho sự thành công của bạn bè, những em bé dễ thương, những kỳ nghỉ tuyệt vời là nguồn gốc cho sự ghen tị, cô đơn và thậm chí tức giận.
Bạn có đang cảm thấy chán nản, bế tắc với chính cuộc sống của mình? Hãy tự hỏi xem mình đã dành bao nhiêu thời gian trong quỹ thời gian ít ỏi 24 tiếng 1 ngày của mình cho Facebook? Ta có thể làm chủ cuộc đời mình nhưng không thể chặn bước đi của thời gian.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tắt máy tính, rời mắt khỏi màn hình smartphone mà đứng dậy, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và những sở thích cá nhân? Chắc chắn khi đó bạn sẽ không cần phải ghen tị với cuộc sống ảo của một ai đó trên Facebook mà hưởng thụ cuộc sống thực đầy màu sắc của chính mình.
Phương Thảo
Theo CNN2

Những "lưỡi dao" của mạng xã hội

Thứ Hai, ngày 20/05/2013 07:50 AM (GMT+7)
Ý thức được những mặt trái của mạng xã hội sẽ giúp bạn sử dụng nó một cách đúng đắn hơn.
MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC NHỮNG BÀI VIẾT CHỌN LỌC VỀVI TÍNH VÀ INTERNET, THỦ THUẬT VÀO LÚC 7H30, 13H, VÀ 16H CÁC NGÀY TRONG TUẦN, TẠI 24H.COM.VN
Các trang mạng xã hội chưa bao giờ trở nên phổ biến và thống trị chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng internet của con người như thời điểm hiện tại. Mặc dù mang lại cho chúng ta vô vàn các lợi ích không thể đếm hết được song mạng xã hội cũng có những mặt xấu riêng khiến những người sử dụng nó phải chịu.
Tốn quá nhiều thời gian
Những "lưỡi dao" của mạng xã hội - 1
Điều này đặc biệt đúng với những ai sử dụng điện thoại thông minh hoặc laptop thường xuyên. Thật khó để kiềm chế việc mở Facebook, Youtube,… mỗi khi chúng ta có internet trong ngày. Dù bạn cảm thấy mình chỉ dành rất ít thời gian cho mạng xã hội mỗi lần song hãy thử nhớ lại xem mình đã làm những cái “ít thời gian” đó nhiều đến mức nào trong một ngày. Hẳn bạn sẽ nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà mình có mỗi ngày vốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, làm việc giờ đây chỉ dành chomạng xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ lúc nào đó, bạn đã đối mặt với nguy cơ trở thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết.
Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh
Những "lưỡi dao" của mạng xã hội - 2
Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường xuyên đau đầu tìm giải pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một ngày nào đó bạn thấy được một tấm hình hay đoạn video sex có trên Facebook hay Youtube. Mạng xã hội mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy cảm” trong cuộc sống được.
Xung đột tôn giáo, vùng miền
Những "lưỡi dao" của mạng xã hội - 3
Đã không ít lần một nội dung được tổ chức hay cá nhân nào đó đăng tải trên Facebook để mọi người Like và Share để rồi dẫn đến một cuộc cãi vã, chửi bới dữ dội trên đó giữa một nhóm người sử dụng. Họ không ngần ngại miệt thị và nói xấu nhau thông qua các yếu tố như tôn giáo, vị trí địa lí, … Thậm chí, một hành động thiếu suy nghĩ của thành viên trong nhóm cũng có thể khiến họ bị đe dọa và “chăm sóc” ở ngoài đời thường một cách không thương tiếc.
Tâm lí người dùng bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống
Những "lưỡi dao" của mạng xã hội - 4
Các trang mạng xã hội, điển hình như Facebook có thể dễ dàng khiến bạn cảm thấy “ghen ăn tức ở” với người khác mỗi khi bạn vào xem các hoạt động của họ một cách kín đáo, lặng lẽ và không cho ai biết. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu một phần nào đó với những gì mình đang không có dẫn tới sự mặt cảm trong cuộc sống. Cảm giác đó lớn dần và trở thành hiện tượng cảm xúc trong bạn không chỉ trên Facebook mà còn cả ngoài cuộc sống nữa.
Lừa đảo, bảo mật
Những "lưỡi dao" của mạng xã hội - 5
Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử dụng với một đường dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thương không hề biết mình đã bị lừa cho tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là việc các cá nhân tung tin đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm của những người dùng khác gây xôn xao xã hội. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp khác.

Theo Genk

Thói quen “tự sướng” chụp ảnh của người trẻ và những tác hại nhãn tiền

00:09:16 27/10/2013
Chia sẻ facebook

Đi đám ma cũng tươi cười chụp ảnh, vào nhà nghỉ cũng không quên chụp ảnh để đăng lên Facebook... nhiều người trẻ đang có thói quen "tự sướng" một cách vô tội vạ, thiếu suy nghĩ mà không lường được hậu quả.

Cách đây chưa lâu, trong ngày đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ, một số người mang máy quay có logo VTV đã có những hành động phản cảm khiến dư luận bất bình. Đó là hình ảnh 3 thanh niên vô tư tạo dáng chụp ảnh, trong lúc chờ đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng. Không chỉ những người có mặt tại đó thấy bức xúc, mà khi bức ảnh lan truyền trên cộng đồng mạng với tốc độ chóng mặt, đã có một cơn bão của sự tức giận dành cho 3 chàng trai này.

Có lẽ các nhân vật trong bức ảnh, lúc vô tư “tự sướng” (cách nhiều người trẻ hiện nay gọi việc tự chụp ảnh cho mình - PV) đã không thể lường hết được sự phẫn nộ, bức xúc của cư dân mạng dành cho mình. Sự việc trở nên to tát khi cư dân mạng lần ra danh tính một trong 3 người vô tư tạo dáng chụp ảnh, đến nỗi người này phải lên Facebook cá nhân của mình gửi lời xin lỗi. Anh chia sẻ đã nhận ra hành động của mình là tệ hại, thiếu ý thức, đồng thời mong mọi người thông cảm. Một cái giá phải trả không hề rẻ cho thói quen “tự sướng” cứ ngỡ là bình thường, nhưng lại không phù hợp thời gian và địa điểm.

Câu chuyện trên có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh nghiêm khắc cho thói quen "tự sướng" vô tội vạ, thiếu suy nghĩ của một số người trẻ hiện nay.

Thói quen “tự sướng” chụp ảnh của người trẻ và những tác hại nhãn tiền 1
Thanh niên giơ điện thoại "tự sướng" bị cư dân mạng ném đá vì hành vi phản cảm trong ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Tự sướng” chụp ảnh không mới mẻ gì với phần lớn giới trẻ bây giờ. Trong thời buổi của điện thoại thông minh và các phương tiện công nghệ hiện đại hiện nay, việc chụp ảnh mọi nơi mọi lúc, sau đó chỉnh sửa rồi post lên trang mạng cá nhân lại càng trở thành thói quen khó bỏ. Ở bất cứ đâu, cũng dễ dàng thấy hình ảnh người trẻ giơ chiếc điện thoại lên “tự sướng”, sau đó hí hoáy chỉnh sửa để đăng lên mạng xã hội. “Tự sướng” và “Check in” trở thành từ quen thuộc, và là hành động tới đâu cũng dễ dàng bắt gặp của nhiều người trẻ. Thế nhưng, chính vì tự coi nó là thói quen thường tình và cái quyền “giơ máy” ở bất cứ đâu, nhiều người trẻ đã tự biến mình thành “cái gai” trong mắt người khác.

Thu Hoài, sinh viên năm 3 trường Kinh tế Quốc dân bức xúc kể lại câu chuyện mà bạn tận mắt chứng kiến. Một lần tới dự đám tang mẹ của bạn cấp 3, không may mất vì ung thư, Hoài không thể quên hành động “khó có thể gọi tên” của hai bạn nữ học cùng cấp 2 của bạn cô.

Hôm đó, có lẽ vì quá vui mừng khi gặp lại các bạn cũ sau nhiều năm không liên lạc, mà 2 cô gái đó quên mất mình đang xuất hiện tại gia đình có đám tang. Trong khi mọi người buồn bã chia sẻ mất mát với gia đình bạn Hoài, thì 2 cô gái kia hồn nhiên rủ thêm một vài cô bạn cũ đứng “tự sướng” chụp ảnh ghi dấu kỷ niệm để còn post lên Facebook.

Chỉ đến khi người nhà bực tức chạy ra nhắc nhở, các cô mới ngượng ngùng bỏ điện thoại xuống. Không khí ở đó vốn đã đặc quánh vì khói hương và nước mắt, nay lại càng ngột ngạt bởi ánh mắt khó chịu của gia đình. An ủi bạn xong, Hoài ra về mà trong lòng không khỏi thắc mắc: “Một bức ảnh để trưng lên Facebook quan trọng và cần thiết tới mức họ gạt bỏ cả lòng tự trọng, sự xấu hổ như thế?”.

Chắc chắn một điều rằng, bạn trẻ khi giơ máy lên “tự sướng” chụp ảnh nơi công cộng, đã ít nhiều gặp vài ánh mắt khó chịu quanh đó. Nhưng hầu như đều mặc kệ, cho rằng “việc ai nấy làm, miễn sao không ảnh hưởng đến người khác”. Đúng, chúng ta đâu thể cứ nhìn thái độ của người khác để sống cho riêng mình. Tuy nhiên, vài người lại vô tư đến mức quên mất mình đang ở đâu, trong hoàn cảnh nào.

Lên trang mạng cá nhân của Phương Anh, một 9x còn rất trẻ, có thể thấy cô gái này là điển hình của bệnh nghiện “tự sướng” chụp ảnh. Album Photo mobile phải chứa tới hàng nghìn bức ảnh, hầu hết toàn tự chụp ở mọi nơi, mọi lúc. Đi ăn, đi học, mua quần áo, đi chợ, lễ chùa, thậm chí vừa ngủ dậy, vào nhà vệ sinh cũng phải up ảnh thông báo cho mọi người biết.

Thôi thì thích chụp ảnh đã là thói quen của hàng nghìn cô gái khác. Nhưng nghiện tới mức nằm trong… nhà nghỉ với bạn trai cũng phải “tự sướng” vài kiểu thì người khác chắc phải ngả mũ bái phục cô gái 9x này. Nhìn những bức ảnh rõ cả rèm cửa, bàn ghế, ti vi trong… nhà nghỉ hạng thường làm background cho cảnh cầm tay, hôn nhau, ôm ấp tình cảm của Phương Anh và bạn trai, người ta không hiểu Phương Anh muốn thể hiện điều gì trên Facebook? Muốn người khác ghen tị với tình yêu của mình, khoe nhà nghỉ hạng 2 hay chỉ đơn giản nghiện chụp ảnh rồi post lên mạng?!

Cô Linh, nhà ở Hàng Trống chia sẻ, không ít lần cô đi lễ chùa, gặp các bạn trẻ giơ điện thoại chụp ảnh, hồn nhiên đùa giỡn rồi tạo tư thế phản cảm giữa nơi linh thiêng. Trong khi mọi người chăm chú lễ, tránh tạo tiếng động hay sự chú ý, thì họ vô tư giơ điện thoại kêu tanh tách khiến các bà, các cô không khỏi bực mình khó chịu.

Buồn cười ở chỗ, có lẽ cô Linh không biết rằng, khi lên đến mạng xã hội, những bức ảnh này sẽ được chú thích rất nghiêm chỉnh rằng: “Mùng 1, ngày rằm đi lễ xin bình an cho cả tháng”, bởi các thanh niên nghiêm túc chơi Facebook...
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK: “CON DAO HAI LƯỠI” CỦA THẾ GIỚI ẢO
Cập nhật lúc 10:40, Chủ Nhật, 29/09/2013 (GMT+7)
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Facebook và các trang mạng xã hội khác phát triển mạnh mẽ, đang ngày càng trở nên phổ biến, thu hút đông đảo người tham gia, nhất là giới trẻ. Với đầy đủ tính năng hiện đại, Facebook được giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ Dak Lak nói riêng đón nhận và khai thác với muôn màu vạn sắc. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của giới trẻ hiện nay, mạng xã hội Facebook hiện hữu như một “con dao hai lưỡi”.
Với tính năng kết nối và chia sẻ thông tin cao, nhiều bạn trẻ sử dụng Facebook như một địa chỉ đáng tin cậy để chia sẻ tâm tư, tình cảm với bạn bè, người thân, những kinh nghiệm trong học tập hoặc các chương trình ngoại khóa bổ ích của các câu lạc bộ, đội, nhóm mà họ đang tham gia. Đối với một số câu lạc bộ, đội, nhóm, Facebook thực sự là kênh truyền thông tích cực, bởi lẽ, hầu hết mọi thông báo, kế hoạch và hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm đều được đăng tải trên trang Facebook của nhóm. Ngoài những tiện ích trên, Facebook còn là trang mạng xã hội mang tính giải trí cao, kết nối các bạn trẻ có chung niềm đam mê, sở thích. Một thực tế diễn ra khá phổ biến trên Facebook hiện nay là sự xuất hiện của nhiều trang nhóm, hội sở thích, như: Nhóm những người thích học tiếng Anh, Hội những người yêu động vật, Hội những người thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn… Điều thú vị nữa ở Facebook mà nhiều bạn trẻ dễ nhận thấy chính là Facebook đã giúp họ tìm thấy thông tin của những người bạn cũ từ lâu không liên lạc…
Qua một số tiện ích trên, có thể thấy rằng, công cụ ứng dụng mà Facebook cung cấp cho người dùng được rất nhiều bạn trẻ hài lòng đón nhận. Ngoài ứng dụng lập nhóm, fanface cũng là một ứng dụng phổ biến được nhiều bạn trẻ sử dụng để đăng tải và trao đổi những vấn đề chuyên sâu rất đa dạng và phong phú, như: đọc sách, học từ vựng tiếng Anh, chia sẻ tài liệu... Bên cạnh đó, nhằm khai thác tối đa ứng dụng miễn phí mà Facebook đem lại với một lượng người dùng có sức lan tỏa rộng lớn, nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng thực hiện những ý tưởng kinh doanh của mình bằng hình thức kinh doanh qua mạng với nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác nhau, hoặc các sản phẩm độc đáo do chính các bạn trẻ sáng tạo và chế tác.
Có thể thấy rằng, Facebook hiện hữu như một công cụ đa năng; cũng bởi lý do đó mà mạng xã hội Facebook trong thời gian qua đã thu hút được đông đảo bạn trẻ tham gia. Tuy nhiên, song hành với mặt tốt bao giờ cũng có những hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy, bên cạnh những ý kiến ủng hộ Facebook thì không ít ý kiến bạn trẻ hiện nay cho rằng Facebook là “con dao hai lưỡi”, là một thế giới ảo và lên tiếng phản đối gay gắt với mạng xã hội này. Nhiều ý kiến bạn trẻ cho rằng, họ sợ cuộc sống của họ bị đảo lộn khi sử dụng Facebook; giới trẻ hiện nay dành quá nhiều thời gian cho Facebook như một món nghiện vô bổ. Một số ý kiến khác khẳng định rằng, nếu các bạn trẻ sử dụng Facebook nhiều thì khả năng tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh càng cao, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của giới trẻ…
Chúng ta không thể phủ nhận về vai trò của mạng xã hội với đời sống của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bản chất Facebook không xấu, xấu hay không là ở chỗ cách thức các bạn trẻ sử dụng Facebook như thế nào. Nếu giới trẻ biết sử dụng Facebook đúng cách thì nó sẽ trở thành một công cụ thật hữu ích, còn nếu sử dụng không đúng cách thì vô tình các bạn trẻ đã biến Facebook thành những “cái bẫy” nguy hiểm cho chính bản thân.
 Để sử dụng hiệu quả mạng xã hội Facebook, xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong sử dụng mạng xã hội Facebook như sau: Trước hết, các bạn trẻ không nên nói nhiều về bản thân mình qua Facebook; thứ hai, các bạn hãy cẩn thận, đừng nhấn nút “like” một cách bừa bãi; thứ ba, không kết bạn với người lạ; thứ tư, đừng “tag” bạn bè vào những bức ảnh nhạy cảm; thứ năm, tôn trọng chính mình… Đó là cách mà nhiều bạn trẻ đã sử dụng Facebook một cách hợp lý trong thời gian qua để nó thực sự là công cụ hữu ích đối với mỗi người.
Nguyễn Linh

Giới trẻ và trào lưu sử dụng facebook

MXAT- Gần đây, trào lưu facebook được xem như một “cơn lốc” với giới trẻ, điều này có lẽ không hề sai chút nào bởi theo những con số thống kê không chính thức thì hơn 90% học sinh sinh viên Việt Nam có sử dụng facebook như một kênh giải trí thường xuyên thay cho game và âm nhạc. Có người đã cho rằng Facebook có dân số đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, tương đương với dân số của Mỹ hiện nay. Phải chăng có nên nhìn nhận, xem xét lại văn hóa sử dụng phương tiện giải trí này?
Tại Việt Nam, số người sử dụng facebook đã tăng nhanh chóng từ 8,5 triệu người vào tháng 10 năm 2012 lên tới 12 triệu người vào tháng 2 năm 2013. Như vậy, theo tính toán của mạng Techinasia, số người dùng facebook tăng bình quân là gần 1 triệu người/ 1 tháng. Con số thống kê trên cho thấy face đã trở thành một dòng trào lưu cực kì mạnh mẽ trên các trang mạng và nó có sức hút ghê gớm với giới trẻ dù cho ở độ tuổi nào. Đa phần những bạn học sinh ở các trường THPT và sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội và các thành phố khác được hỏi họ đều trả lời là có sử dụng facebook thậm chí có nhiều bạn còn sử dụng từ 2-3 nick face. Điều này không hề khó hiểu bởi chỉ cần có phương tiện kết nối Internet như máy tính, điện thoại truy cập mạng được là bạn dễ dàng vào facebook không một chút khó khăn.

Theo chia sẻ của nhiều bạn trẻ, facebook có nhiều điều hấp dẫn giới trẻ khiến họ dễ dàng bị “nghiện” như: đó là cộng đồng ảo nên bạn có thể kết bạn được với vô số những người bạn không quen biết trên toàn thế giới, đó là nơi các bạn có thể chia sẻ với nhau những sở thích, những niềm vui hay nỗi buồn khó nói trong cuộc sống…Nhiều bạn xem đây như một người bạn chân thành vì ở đó bạn được thể hiện cái tôi cá nhân, được bình luận và chia sẻ những tấm hình bạn cho là tâm đắc nhất và hơn nữa có thể những điều này làm bạn được tự tin hơn khi được là chính mình. Bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè những thông tin hữu ích cho cuộc sống bằng việc trích dẫn những bài báo có liên quan mật thiết đến đời  sống giới trẻ như: nạn trộm cắp, vấn đề về học tập và đời sống của  giới học đường, tình yêu, những tấm gương sáng trong học tập và trong đời sống hàng ngày…Nói tóm lại, với giới trẻ hiện nay facebook đã trở thành một phương tiện giải trí không thể thiếu, là món ăn tinh thần trong cuộc sống.

Ảnh minh họa - Nguồn: internet
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nói trên, việc sử dụng facebook cũng đem lại vô số những hạn chế nhất định khiến cuộc sống của người dùng có thể có những xáo trộn. Bạn đã bao giờ để ý thấy bản thân hay người bạn của mình chỉ cần mở máy tính ra thì không biết theo quán tính hay một lí do nào khác mà trang đầu tiên mở ra đó là facebook.Thậm chí có nhiều bạn học sinh lên face khi nào cũng không biết dù cho mục đích chinh của bạn là tìm kiếm tài liệu cho bài tập chuẩn bị nạp vào ngày mai. Nhiều bạn chỉ vì “nghiện facebook” mà thức đến 2- 3 giờ sáng chat với bạn bè, bình luận, chia sẻ về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Hình ảnh nhiều bạn túm tụm lại chụp ảnh để đăng lên trang cá nhân facebook của mình đã không còn là điều gì xa lạ. Còn cả những bình luận dù có dụng ý gì hay không nhưng nhiều khi nó cũng đụng chạm tới mối quan hệ của nhiều người với nhau thậm chí dẫn đến mâu thuẫn. Báo chí gần đây còn đưa hàng loạt các vụ giết người, cướp tài sản của nhiều cô gái cũng chỉ vì họ quen biết và chat với nhau qua facebook…
Qua hàng loạt những ví dụ trên cho thấy, trào lưu sử dụng facebook đã có những tác động hai mặt đến tâm lí của các bạn trẻ khiến cho nhiều người mãi sống trong thế giới ảo mà không thoát ra được gây tác động xấu đến việc học tập và đời sống. Có lẽ hình ảnh nhiều học sinh, sinh viên bỏ bê việc học tập, lúc nào cũng ôm lấy điện thoại hoặc máy tính chát face hay việc thầy cô cứ thao thao giảng bài trên bảng, rồi thì hàng loạt bạn gục mặt xuống bàn ngủ cũng chỉ vì tối thức khuya đã không còn gì là xa lạ nữa…Việc sử dụng facebook một cách quá mức này đã tạo thành một thói quen xấu khó bỏ của nhiều bạn trẻ, gây ra những hậu quá đáng buồn cho cuộc sống của mỗi người.

Thời kì mở cửa nền kinh tế đã du nhập nhiều nét văn hóa mới của phương Tây vào nước ta, nó hiện đại, mới mẻ và có những ưu điểm nhất định nhưng việc quá lạm dụng nó lại gây ra những hậu quả tiêu cực. Giới trẻ là bộ phận dễ dàng tiếp thu những cái mới của văn hóa và sử dụng nó vào cuộc sống của mình như một trào lưu chung, tuy nhiên việc sử dụng nó sao cho có hiệu quả lại là một câu hỏi lớn? Có phải tất cả những gì du nhập vào nước ta cũng là có ích, cũng cần đáng học hỏi và tiếp thu? Vì vậy, bạn trẻ cần nhìn nhận lại để việc giải trí ở đúng chừng mực và không tác động quá nhiều đến việc học tập cũng như sinh hoạt của mình.
Việt ngữ

Mạng xã hội Facebook và những lời khuyên cho các bạn sinh viên

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh:social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trênInternetlại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng nhưchat,e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay, thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, vớiMySpaceFacebooknổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu;OrkutHi5tại Nam Mỹ;Friendstertại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền nhưBebotạiAnh Quốc,CyWorldtạiHàn Quốc,MixitạiNhật Bảnvà tạiViệt Namxuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như:Zing Me,YuMe,Tamtay...
Facebook là trang mạng xã hội có tính kết nối rất cao. Du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng đã đánh bật nhiều trang mạng xã hội khác để chiếm vị trí độc tôn trong lòng người mê viết blog. Ngày nay, người người dùng facebook. Và như một lẽ tự nhiên, người nổi tiếng có facebook, phóng viên viết về người nổi tiếng cũng có facebook.
Người nổi tiếng thì dùng facebook để tiện ích cho công việc của mình, ngoài chuyện chia sẻ những cảm xúc nắng mưa bất chợt thì còn dùng để chia sẻ hình ảnh, video clip, lịch diễn cho các fan tiện cập nhật… Thế nhưng, đó chỉ là những công năng phụ, người nổi tiếng bây giờ không dùng facebook vào việc bình thường đó, họ đã biến trang xã hội của mình thành một công cụ PR đắc lực.
Nói đi thì phải nói lại, không phải tất cả người nổi tiếng đều sử dụng facebook nhằm mục đích gây sốc để tìm kiếm danh vọng hư ảo. Giới sinh viên thì không ai không có facebook, thậm chí sinh viên mà không có facebook thì không phải là sinh viên. Nhiều bạn sinh viên khi đã đăng kí là thành viên của mạng facebook thì cũng có hiện tượng “nghiện” nó. Nhiều bạn sinh viên chia sẻ “Em  tham gia facebook được mấy tháng nay, lúc đầu chỉ là thấy bạn bè mời tham gia nên cũng tham gia cho có phong trào, không ngờ lại nghiện nó, mỗi khi truy cập nét không vào facebook tán gẫu lại thấy bứt rứt”. Facebook là mạng xã hội không mang tính tiêu cực nhưng khi đã tham gia rồi lại nghiện nó một cách khó hiểu, đôi khi nghiện một cách tiêu cực. Không ít sinh viên khi vào mạng để học bài là một phần, chát chít, game, facbook, rồi vô số trò hấp dẫn ở trên mạng lại là phần khác, mà khi đã nghiện rồi thì rất khó để từ bỏ. Facebook cũng trở thành niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên mê facebook tới mức có thể ngồi lì trước máy tình hàng mấy tiếng đồng hồ để tán gẫu hoặc ngày nào cũng “đến hẹn lại lên”, “không lên thì thấy có gì đó thiêu thiếu”, nhiều sinh viên bỏ bê học hành, không làm bài tập do lên facebook suốt ngày, nhiều hôm đang học bài mà mở facebook ra thấy bạn bè comment lại say sưa nói chuyện cho tới khuya.
Giáo sư Paul Kirschner – Đại học Mở Hà Lan cho biết những sinh viên thường xuyên sử dụng Facebook có kết quả kiểm tra cuối kỳ thấp hơn 20% so với những người không sử dụng.Và cũng từ đây, bao nhiêu chuyện “lùm xùm” trong đời sống sinh hoạt của sinh viên cũng được đưa lên facebook. Trả thù người yêu up ảnh mặn nồng lên facebook, bố mẹ chửi mắng rồi chửi lại bố mẹ cũng đưa lên facebook, nói xấu nhau trên facebook, thầy cô cho điểm kém đưa lên facebook để “chém gió”…
Facebook có sức hấp dẫn kì lạ, không phải nó có gì đó cao siêu nhưng khả năng liên kết cộng đồng và tìm kiếm thông tin của nhiều người là điều thu hút các bạn sinh viên, có nhiều bạn khi tham gia facebook kết bạn được với nhiều người, trong đó lại tìm thấy một vài bạn thân chung sở thích, chung suy nghĩ nên thường lên facebook để tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm học tập và những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Facebook không có hại khi bạn không biết kiểm soát nó tránh bị ảnh hưởng đến học tập và chi phối toàn bộ thời gian vui chơi, giải trí của bản thân. Nhiều bạn sinh viên xem mạng xã hội facebook là nơi để giải trí, nó chỉ đúng một phần chứ không hoàn toàn đúng.
Rõ ràng facebook không có lỗi, lỗi ở người sử dụng, nhất là người của công chúng đã dùng nó để đăng tải những điều không hay. Nếu nhìn vào cảnh tượng trên facebook hiện nay của người nổi tiếng, với những mông, đùi, ngực, rốn, những lời yêu đương, rồi chửi nhau loạn xị…hay bao nhiêu chuyện “lùm xùm” của giới bình dân hẳn Mark Zuckerberg - người sáng lập ra facebook cũng phải lắc đầu ngao ngán. Môi trường đại học đòi hỏi sự tìm hiểu không ngừng nghỉ của sinh viên, facebook cũng được xem là kênh thông tin hữu ích nhưng hãy biết chọn lọc những thông tin trên phương tiện này bạn nhé, vì chúng là mạng cộng đồng không phải cái gì cũng tốt, cũng lành mạnh như bạn nghĩ.
Học tập, kết bạn trên facebook là điều ai cũng muốn, là nhu cầu của tất cả mọi người nhưng hãy dành thời gian cho việc học ở trên lớp, chỉ nên xem đó là kênh chia sẻ thông tin, tìm hiểu xã hội, một phần nào đó giúp ta giải quyết được những thắc mắc trong học tập. Không nên lạm dụng facebook, hãy biết kiểm soát thời gian, có kế hoạch cụ thể cho bản thân để học tập tốt hơn bạn nhé!
Facebook cũng gây nghiện cho trẻ em không kém gì game

Thứ tư, 14 Tháng 3 2012 23:50

Một cuộc nghiên cứu gần đây tại Anh chỉ ra rằng, 4/5 các bậc phụ huynh lo lắng con cái của mình sẽ bị “nghiện” Facebook, trong khi đó 1/3 phụ huynh cho rằng Internet là nguy hiểm cho con em của họ.

Cuộc khảo sát được tiến hành trên các bậc phụ huynh tại Anh cho thấy, 1/3 trong số họ tin rằng con em của mình đang gặp nguy hiểm trên Internet, trong đó có đến 80% các bận phụ huynh nghĩ rằng các dịch vụ mạng xã hội như Twitter hay Facebook, đang trở thành “chất gây nghiện”. Thậm chí, có không ít các bậc cha mẹ cho rằng Internet có thể “tẩy não” người sử dụng.
Tuy nhiên, theo tổ chức Nominet Trust, đơn vị đã tiến hành cuộc khảo sát, thì cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy tác hại của mạng xã hội lên con người, cũng như không có bằng chứng về tác động lên hệ thần kinh mà Internet có thể gây ra.
Nominet Trust thậm chí còn cho rằng, các mạng xã hội như Facebook và Twitter có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ cộng đồng.

Các bậc phụ huynh lo ngại con em của mình sẽ trở nên “nghiện” các dịch vụ mạng xã hội như Facebook và Twitter tương tự như chúng nghiện game
Các nhóm phê bình tại Anh cũng đã từng kêu gọi những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về tác động ngày càng tăng của Internet đối với trẻ em trong quá khứ, nhưng chưa có nghiên cứu nào cung cấp đầy đủ bằng chứng cho kết luận về những tác hại của Internet và mạng xã hội đối với trẻ em.
Tuy nhiên, tại một số nước đã xuất hiện thuật ngữ “căn bệnh nghiện Internet”, và thậm chí có cả những bác sĩ chuyên ngành để giúp điều trị “căn bệnh” này.
Annika Small, giám đốc của tổ chức Nominet Trust cho biết:
“Nominet Trust tin tưởng vào Internet, có thể giúp xã hội tốt đẹp hơn. Lo ngại quá mức về ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội có thể phủ nhận lợi ích của nó cho những trường hợp cần thiết. Tôi muốn có một cuộc tranh luận chính thức giữa các nhà khoa học, dựa trên những nghiên cứu chính xác về tác động của việc sử dụng công nghệ đối với não bộ của những trẻ em cũng như hành vi và thái độ của chúng”.
Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến 61% các bậc phụ huynh không tin vào các câu chuyện tích cực của Internet và mạng xã hội, họ cho rằng đó chỉ là những câu chuyện được xây dựng nên bởi những ai ủng hộ.
Ngân Hà

Bệnh Nghiện Facebook (Facebook Addiction)

Trước khi đọc bài viết này, bạn vui lòng trả lời 3 câu hỏi sau:
  1. Bạn có cảm thấy bứt rứt khó chịu khi một ngày không được vào Facebook?
  2. Bạn có hay rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào Facebook để mong chờ một thông báo (notification) nào đó không?
  3. Bạn có thói quen vào facebook mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi café, ăn uống?
Nếu bạn có 1 trong ba biểu hiện trên thì bạn đã mắc một chứng bệnh thế kỷ nó là “Nghiện Facebook” rồi đó!
Còn nếu bạn có cả 3 biểu hiện trên thì bệnh của bạn đã khá nặng rồi đó!  =(
Nghiện Facebook còn nguy hiểm hơn là nghiện Ma Túy

I. Nghiện Facebook

Khái niệm: Là một căn bệnh gây nghiện xuất phát từ mạng xã hội Facebook, bệnh có thể lây nhiễm trên diện rộng. Hiện nay chưa có thuốc kháng sinh đặc trị! Theo thống kê thì hiện nay có trên 500 triệu người mắc bệnh này trên toàn thế giới! Có nhiều ý kiến cho rằng Nghiện Facebook còn nguy hiểm hơn là nghiện ma túy!  :lol:
*Tiếng Anh gọi là Facebook Addiction

Triệu chứng: Ngoài 3 biểu hiện rõ rệt đã nêu trên, người nghiện Facebook còn có nhiều triệu chứng khác như: Hay thức khuya, Sút giảm trí nhớ, Có biểu hiện trầm cảm, Lười thể thao, Cuồng Like (gặp cái gì cũng like), Đi đâu, nói chuyện với ai cũng kéo sang đề tài Facebook…

II. Tác hại của bệnh Nghiện Facebook

-          Gây ảnh hưởng đến tâm lý, hay hoang tưởng, thích “tự sướng”…
-          Gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hại bao tử, hại mắt, bụng to, trĩ…
-          Đối với gia đình: Gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em…
-          Đối với xã hội: Hai điện, gây mất trật tự, xôn xao dư luận bằng việc thường xuyên lan truyền các thông tin trên Facebook…
-          Đối với công việc: Gây xao lãng, giảm năng suất

III. Phương pháp điều trị 

1. Phòng bệnh:
- Xác định rõ mục tiêu lên Facebook: Để làm gì? Được cái gì? Có ra tiền hay không?  :)
- Đặt lịch lên facebook: Đúng 20:00 lên, 21:00 out
- Đặt lịch online cụ thể; VD: quy định chỉ online 3 giờ/ngày, từ 7:00 – 8:00, 20:00-22:00.
- Tập thể dục thường xuyên
- Chăm làm việc nhà hơn: Lau nhà, Giặt đồ, Nấu nướng, đọc sách…

2. Chữa bệnh
- Hứa với một ai đó mà mình cảm thấy quan trọng: VD: Em yêu, anh hứa sẽ không online facebook vào buổi tối & đêm khuya (80% khỏi bệnh)  :o:
- Bán hết máy tính, laptop, tablet, smartphone (90% khỏi bệnh)   :aie:
- Đăng ký lớp tập thể dục (50% khỏi bệnh)

3. Nguồn thông tin tham khảo
Mọi người có thể tham khảo thêm một số thông tin từ báo chí nước ngoài nữa nhé:

Lâu lâu mới làm bác sĩ một lần, xin mọi người đừng gán mác Lang Băm cho GPS nhé! Cám ơn nhiều!   :)
Hy vọng bài viết vui nhưng hết sức thực tế này sẽ giúp ích cho bạn phần nào!  :love:

** Nếu bạn cảm thấy bài viết này bổ ích thì hãy share cho bạn bè của mình biết để phòng tránh nhé!


Chúc bạn thành công!
Mr. Giải Pháp Số

ừng quá lạm dụng nút "Like" trên Facebook

-Nhiều người trẻ giăng status lên án cho sướng mồm, cho ra vẻ hiểu biết, cho oai, cho việc thể hiện thứ quyền lực ảo tưởng nào đó (dựa trên số like mà những người khác sẽ click cho họ sau đấy).

-Những bức ảnh đáng sợ hơn là đáng thương được phát tán đi khắp nơi với lời kêu gọi thiện nguyện một cách lãng xẹt: Like.

-Người dùng Facebook ồn ào tham gia bất cứ cuộc ném đá tập thể nào đó bất kể nạn nhân có đáng bị ném đá hay không; bấm like chứng minh họ là những người thiện nguyện năng nổ nhất; thích được lên án người khác gần bằng việc họ thích được người khác ca tụng....

'Ông vừa mất giờ bà lại yếu. Con lo quá'. Like việc ông mất, bà yếu hay like chủ nhân lo? Man rợ hơn là trò đăng ảnh hành hạ động vật để câu like... phản đối. 
Ước tính trên năm triệu người trẻ Việt đang lang thang mỗi ngày trên Facebook. Với cộng đồng trên một triệu người trẻ vậy, có những câu chuyện mà nói thật: Chỉ có thể xảy ra trên Facebook!


Quyền được phán 

Facebook quả thực là một diễn đàn lớn, một mảnh đất rộng lớn để người trẻ có thể nói ra những bức xúc của họ. Nơi mà ai cũng có thể trở thành người đưa tin. Đó thực sự là một điều đáng mừng và đáng cổ súy.

Mỗi thông tin đưa lên đều đón nhận phản hồi ngay lập tức và thậm chí trở thành sức ép mạnh mẽ với đối tượng bị nêu tên. Tuy nhiên, trong số những ý kiến, tiếng nói ấy có bao nhiêu thực sự có giá trị?

Việc lên án một ai đấy, một điều gì đó, một sự kiện, sự việc vừa xảy ra là điều dễ làm song lại chẳng mang một giá trị nào cả một khi đó chỉ là những lời phán ra mà không hề suy xét. Bởi nếu chỉ là để phán, chúng ta sẽ giống như những Chí Phèo trên mạng hơn.





11 người dùng nghĩ gì khi nhấn "Like" cho câu status chửi mẹ ruột của cô bạn này?


Tiếc thay, một phần không nhỏ người trẻ hiện nay trên Facebook là vậy. Họ giăng status lên án cho sướng mồm, cho ra vẻ hiểu biết, cho oai, cho việc thể hiện thứ quyền lực ảo tưởng nào đó (dựa trên số like mà những người khác sẽ click cho họ sau đấy).

Mà đằng sau là những con người thế nào? Ở trong lớp chẳng bao giờ đủ can đảm giơ tay phát biểu. Ở nhà, chưa chắc đã dám có ý kiến với cha mẹ. Ngoài đường, đương nhiên, chẳng dám lên tiếng với những cảnh tượng trái tai gai mắt. Nhưng trên Facebook, họ làm được mọi điều.

Những status bừng bừng, những comment mãnh liệt và cả những note hùng hồn. Phán một điều gì đó không ai cấm song nếu phán mà quên xét thì lời phán đó thật là thiển cận và trẻ con. Trên Facebook, những người thiển cận và trẻ con không ít!




Thiện nguyện bằng Like? 
Hãy like để động viên và chia sẻ cho những trẻ em nghèo châu Phi hay Hãy like để ủng hộ đẩy lùi nạn đói ở Somalia là những thứ kỳ quặc nhất đang thịnh hành trên Facebook. Những bức ảnh đáng sợ hơn là đáng thương được phát tán đi khắp nơi với lời kêu gọi thiện nguyện một cách lãng xẹt: Like.




Thậm chí, trong nhiều trường hợp người ta còn mơ mộng rằng: Mỗi like của các bạn là đóng góp 1 cent, 1 đôla... cho tổ chức XYZ. Nghe đã không tin nổi vậy mà bức ảnh đó cũng thu hút cả nghìn like.

Một trò man rợ không kém nữa là đăng những bức ảnh hành hạ động vật để câu like... phản đối. Hay những bức hình giả mạo chỉ để đánh vào lòng thương người khác mà ăn like. Trách người đăng một nhưng phải trách những người like mười vì chính họ đã góp phần phát tán những thứ vô bổ ấy đi khắp nơi.

Ôi, những người trẻ ngờ ngệch hay những người trẻ vô tư đến thờ ơ khi mà cứ nhắm mắt nhắm mũi vào để like cho ra vẻ mình cũng là người có tấm lòng thiện nguyện. Làm ơn, hãy thiện nguyện bằng hành động cụ thể thay vì click nút like vô cảm ấy.


Một đám người đơn giản 
Vẫn là câu chuyện của nút like kỳ quặc khi mà những status vô nghĩa kiểu: Con gà gáy ò ó o. Đúng thì like, sai thì comment lại nhận được nhiều like và bình luận hơn những bài viết sâu sắc, tình cảm.

Một bức ảnh vu vơ lại khiến người trẻ like điên đảo hơn cả một bức ảnh lay động lòng người. Đôi khi tôi tự hỏi: Phải chăng người like là những người trẻ đầu óc đơn giản và chỉ thích những điều vô bổ thay vì để tâm đến những điều sâu sắc?

Bạn tôi phản biện rằng: Bởi người trẻ đã phải đón nhận quá nhiều những lời sâu sắc từ cha mẹ, thầy cô hàng ngày rồi nên lên Facebook, họ chỉ quan tâm đến việc giải trí cho vui thôi. Cũng đúng! Những cũng lại thấy sai quá! Vậy không lẽ lên Facebook là chúng ta bị đồng hóa thành trẻ con 4 tuổi rưỡi ư?


Và cả đám người rảnh nhảm 
Bởi đều là những người đơn giản nên khi rảnh họ lướt Facebook và... nói nhảm. Họ ồn ào tham gia bất cứ cuộc ném đá tập thể nào đó bất kể nạn nhân có đáng bị ném đá hay không.

Họ ồn ào bấm like chứng minh họ là những người thiện nguyện năng nổ nhất. Họ cũng thích được lên án người khác gần bằng việc họ thích được người khác ca tụng.

Thế nên những status mỗi ngày của người trẻ lại trở nên gay gắt, cực đoan hơn nữa để thu hút được nhiều like ủng hộ, chứng tỏ sức hút của bản thân. Và mặc nhiên, số đông mọi người trên Facebook đều dễ dãi với nút like đến thế.

Phải thế không khi một ai đó vừa đăng lên status thì bầu đoàn thê tử người like bất kể đó là status "Ông vừa mất giờ bà lại yếu. Con lo quá". Like cho việc ông vừa mất và bà đang yếu hay like cho việc chủ nhân status ấy đang lo lắng?




Rảnh nhảm giống như Kẹo Mút Chơi Bời đăng status khoe việc gây tai nạn chết người. Hay rảnh nhảm giống như cô nàng nào đó đăng ảnh ngồi trên đầu rùa Văn Miếu và thách thức cộng đồng. Rảnh nhảm giống như việc lấy hình người khác làm hình của mình, đóng vai hot girl hot boy chỉ để thỏa lòng được khen, được quan tâm.

Rảnh nhảm có khi lại giống việc giết voọc rồi đăng thành phóng sự ảnh trên Facebook của mình. Rảnh nhảm đến nỗi đi một vòng Facebook chỉ thấy buồn, thật buồn bởi những cư dân mạng thích làm quan tòa, mê quyền lực ảo, được tung hô hay những cú like mà ngay chính họ cũng chẳng hiểu (và chẳng cần hiểu) cái mà họ like.

Không phải là áp đặt nhau phải thế này, phải thế kia bởi xét cho cùng Facebook cũng như mọi sân chơi trên Internet. Chỉ là nhắn nhủ nhau làm sao trở nên đẹp đẽ, văn minh hơn nữa, để nhìn vào người Việt trẻ trên Facebook là một cộng đồng thông minh, có chính kiến, biết chia sẻ những giá trị tích cực.

Theo Hoa học trò.


Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/cntt-viet-nam-va-quoc-te/137799-dung-qua-lam-dung-nut-like-tren-facebook.html#ixzz2l6976Qcd
Link gốc: http://thegioitinhoc.vn 

Facebook đã thâm nhập sâu vào đời sống của chúng ta như thế nào?

07/03/2012 4:49:53 CH
Mỗi ngày qua, bạn nghe/ đọc báo đài nói về sự thâm nhập của Facebook và ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều người đặt câu hỏi, Facebook đã thâm nhập sau đến thế nào vào cuộc sống của chúng ta?
Facebook không còn được đề cập "là một mạng xã hội"
Nếu chú ý xem các chương trình thời sự cả trong nước lẫn nước ngoài hoặc đọc báo. Với những thông tin có liên quan đến Facebook, hầu như không có một đài/ báo nào giải thích: đây là một mạng xã hội nữa. Rõ ràng, cái tên Facebook đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến. Thậm chí, một số kênh truyền hình còn "quên" rằng Facebook là một công ty/ dịch vụ đến mức mà chính phủ Đức còn phải quy định "cấm" nhắc đến Facebook trong các chương trình không phải quảng cáo vì cho rằng đây là một hình thức quảng cáo ẩn.
"Nó có người yêu mới đấy. Ai? Vào Facebook mà xem"
Một đoạn đối thoại mà tôi cá là nhiều người trong chúng ta đã từng nghe hoặc thậm chí là nhân vật trong đoạn đối thoại đó. Việc cập nhật những mối quan hệ yêu đương đã từ nhiệm vụ của những "hội buôn" chuyển qua cho Facebook. Việc cập nhật/ xem mặt/ tìm hiểu thông tin không còn quá khó khăn như trước. Relationship status thực sự là một phát minh vĩ đại của Facebook.
Nói chung, nếu như trước đây, ai ngại đối mặt với câu hỏi kiểu: dạo này yêu ai rồi hay vẫn độc thân? Bây giờ, số lượng câu hỏi này sẽ ít dần đi bởi những người bạn quan tâm thật sự có thể tìm trên Facebook, còn nếu vẫn hỏi, câu trả lời thường có là "lên Facebook mà xem".
"Ảnh đi chơi đâu? Lên Facebook mà xem, tao vừa up xong"
Thế hệ của chúng tôi, 9x, thời còn bé, việc chia sẻ những tấm ảnh sinh nhật, đi thăm quan, đi chơi thật sự là một cơn ác mộng. Chưa nhắc đến chi phí khổng lồ dành cho máy ảnh, phim (vốn là những chi phí quá sức với một gia đình không quá dư dả) công sức và tiền bạc bạn cần bỏ ra khi muốn chia sẻ những khoảnh khắc của mình là không nhỏ. Bạn cần đem phim đi rửa, chờ đợi, lấy ảnh, cho vào album rồi mất công vác đến cho từng người bạn xem một. Khi cần xem lại ảnh của bạn bè, hoặc bạn bắt nó mang đến lớp, hoặc mò đến nhà nó xem. Rất vất vả.
Rồi vài năm sau, một số dịch vụ chia sẻ ảnh ra đời, công việc của một người muốn chia sẻ ảnh trở nên đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, nó vẫn rất loằng ngoằng, phức tạp, quá nhiều dịch vụ. Bạn phải tự lưu link, tìm link rồi đăng ký dịch vụ (nếu người chia sẻ ở dịch vụ khác...) để xem được ảnh. Nhu cầu xem lại khi đó khá rắc rối.
Và bây giờ, mỗi khi có ảnh mới, việc duy nhất tôi cần làm là up lên Facebook. Khi cần xem lại ảnh của bạn bè hay bản thân, tôi cũng chỉ cần lên Facebook.
Còn hơn cả homepage
Hãy thử chọn ngẫu nhiên 10 người bạn (trẻ tuổi) bất kỳ của bạn, hỏi anh/ cô ta về 5 trang web anh/cô ấy truy cập thường xuyên. Gần như chắc chắn, cái tên Facebook sẽ xuất hiện. Khi tôi thực hiện thử nghiệm này với 10 người bạn của tôi, cả 10 người đều có đáp án Facebook, 9 người trong số họ truy cập hàng ngày và 7 người, Facebook ở trong 2 vị trí đầu.
Cá nhân tôi, trang đầu tiên tôi truy cập mỗi khi bật máy lên là Facebook, sau đó mới đến mail công việc. Không phải vì tôi ham chơi mà chỉ vì thói quen. Thật ra, việc check news feed của bạn bè rất có ích với công việc của tôi, nhất là trong việc tìm nguồn tin.
Tôi cập nhật thông tin của bạn bè, hầu hết, từ Facebook
Trước kia, để update tình hình của một, hay vài người bạn, cách duy nhất là hỏi thăm từng người một. Còn bây giờ, cách tôi cập nhật tình hình bạn bè là xem status Facebook của họ. Tất nhiên, đôi khi không chính xác nhưng cách này, thuận tiện, nhanh chóng hơn rất nhiều.
Thật ra, chỉ cần một chút khéo léo, thông qua những thông tin mà người khác chia sẻ trên Facebook của họ, bạn hoàn toàn có thể có những cái nhìn tổng quan, tương đối chính xác về con người và tính cách của họ.
"Like rồi đấy", "Thích thì Like đi", "Sao mày không like"
Nút like, có thể nói là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong thành công chung của Facebook hiện nay. Nút like, không chỉ thể hiện bạn thích bài viết/ tấm ảnh/ status đó mà nó còn đem lại những hiệu quả chia sẻ hết sức lớn cho các trang web. Hiện nay, rất rất nhiều các trang web đã tích hợp nút like vào bài viết nhằm tạo cho các bạn một công cụ đánh giá/ chia sẻ nhanh nhất có thể.
Với tôi, "Like", giống như Facebook đã không còn là một nút chức năng thông thường. Thi thoảng, ở trường, ở công ty hay ở rạp chiếu phim, tôi lại nghe những câu kiểu "Like rồi đấy", "thích thì ấn like đi"... Rõ ràng, nút like, đã trở thành thứ gì đó quá quen thuộc, ăn sâu vào đời sống của giới trẻ.
800 triệu
Con số duy nhất tôi đề cập đến trong bài viết này. 800 triệu người sử dụng Facebook, tương đương khoảng hơn 1/3 lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là gần như toàn bộ giới trẻ (< 30 tuổi) đều đã và đang sử dụng Facebook - một độ phủ kinh hoàng. Hãy thử làm một cuộc khảo sát nhỏ xung quanh bạn, bao nhiêu người đang dùng Facebook, bao nhiêu người đăng nhập Facebook hàng ngày để từ đó, cảm nhận được rõ ràng mức độ lan tỏa  của mạng xã hội này.
Nhân đây, tôi lại nhớ lại lời nhận xét của tạp chí Times khi bình chọn Mark Zuckerberg là nhân vật của năm 2010: "Họ cùng độ tuổi khi đứng đầu 1 đế chế 500 triệu người nhưng nữ hoàng thừa hưởng đế chế đó, còn anh ta, xây dựng ra nó". Hiện tại, "dân số" của Facebook đã hơn gấp rưỡi dân số của đế chế Anh thời đó, đế chế chiếm 1/4 diện tích toàn thế giới. 
Nguồn: GenK
Tag : Facebook, Soci

Nút 'Like' của Facebook có thể theo dõi bạn

Các nút “Like” của Facebook và “Tweet” của Twitter xuất hiện trên rất nhiều website. Nhiệm vụ của chúng không đơn giản là giúp bạn chia sẻ thông tin với bạn bè, mà còn giúp các mạng xã hội thu thập dữ liệu về các website mà người dùng truy cập vào.
Trông có vẻ ngây thơ, vô tội, nhưng thậm chí khi người dùng không bấm vào nó, thì nút “Like” của Facebook cũng trở thành một “điệp viên”, chuyên theo dõi nhất cử nhất động của người dùng, nếu họ từng đăng nhập vào Facebook trong tháng qua.

“Like” để làm gì?

Thực tế, các widget này được tạo ra để giúp người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung với bạn bè, và giúp chính các website thu hút khách truy cập. Chúng là một công cụ mạnh mẽ, tiềm năng để thu hút người dùng Internet. Những widget nổi tiếng này thường xuất hiện phía trên cùng hoặc dưới cùng các câu chuyện, bài báo trên các website, hoặc bên cạnh các sản phẩm trong các trang mua sắm.

Các widget mạng xã hội này xuất hiện lần đầu tiên cách đây 5 năm, khi các dịch vụ trực tuyến như Digg Inc cho phép người dùng chia sẻ các bài báo. Vào lúc đó, widget không thu thập dữ liệu lướt web như bây giờ. Widget được các website cài đặt vào nhằm tăng thêm lượng truy cập.

Nhưng năm ngoái, Facebook giới thiệu nút “Like” và các widget “thông minh” khác. Những widget này hoạt động cùng với các cookies mà Facebook đặt trên một trình duyệt web, khi người dùng tạo ra tài khoản hoặc đăng nhập vào trang của họ. Cùng với nhau, chúng cho phép Facebook nhận ra người dùng của họ vào bất kỳ website nào.

Bị theo dõi ngay cả khi không bấm “Like”

Các widget này thông báo cho Facebook và Twitter rằng người dùng đó đã vào những website này, ngay cả khi người dùng không click vào các nút, theo nghiên cứu của The Wall Street Journal. Chẳng hạn, Facebook hoặc Twitter biết khi nào thì một thành viên của họ đọc một bài báo về đệ đơn phá sản trên trang MSNBC, ngay cả khi người dùng không click vào “Like” hay “Tweet” trên trang này. Chỉ cần, người đó đã từng đăng nhập vào Facebook hay Twitter một lần trong tháng qua. Các trang này sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu truy cập web của người dùng, ngay cả khi người này đã đóng trình duyệt hay tắt máy tính.

Các nút Facebook “Like” và Twitter “Tweet” có ở trên hàng triệu website. Chi tiết hơn, widget của Facebook xuất hiện 1/3 trong số 1.000 website được truy cập nhiều nhất trên thế giới, còn các nút của Google và Twitter lần lượt có ở trên ¼ và 1/5 các website này.

Các công ty có dùng dữ liệu này không?

Facebook, Twitter, Google và các hãng lập widget khác nói họ không dùng dữ liệu truy cập web do các widget mang lại. Facebook nói họ chỉ dùng dữ liệu cho mục đích quảng cáo khi người dùng click vào một widget để chia sẻ nội dung với bạn bè.

Facebook nói dữ liệu này bị xoá trong vòng 90 ngày, còn Google nói dữ liệu bị xoá trong vòng 2 tuần, cả Facebook và Google đều nói họ dùng thông tin để kiểm tra hiệu quả của các widget và giúp các website thu hút khách truy cập. Twitter nói họ không dùng dữ liệu này, và xoá nó “nhanh chóng”. Một đại diện của Twitter nói rằng về lý thuyết công ty có thể sử dụng dữ liệu đó để “mang lại các thông tin hấp dẫn hơn cho người dùng”.

Tuy nhiên, sự thật trên khiến mọi người dấy lên mối lo ngại về sự riêng tư của người dùng Internet và smartphone. Các mạng xã hội nói việc thu thập hoạt động lướt web của người dùng là một “tác dụng phụ” của các widget. Vì để một người dùng thể hiện cho các bạn bè của họ biết họ “thích” một thông tin, bài báo cụ thể nào đó, widget phải biết người dùng đó là ai.

Làm gì để hạn chế bị theo dõi?

Nếu lo lắng về điều này, người dùng nên “thoát ra khỏi những trang mạng xã hội này sau khi đã kiểm tra email, tweet, hay mọi thứ họ muốn. Bởi mọi hoạt động “điệp viên” này chỉ chấm dứt khi họ thoát hẳn khỏi tài khoản Facebook hoặc Twitter. Tất nhiên, với cách này, người dùng sẽ phải nhập lại mật khẩu thường xuyên, nhưng đó dường như là cách bạn có thể làm để có hoặc là sự tiện nghi hoặc là sự riêng tư trong những ngày này – chứ không thể có cả hai cùng lúc.

(Theo ICTnews/WSJ)

Phân tích sự thành công của Facebook


Mạng xã hội đã làm thay đổi suy nghĩ về sự hiện diện của con người. Internet với sức mạnh của nó kết hợp với các nguồn thông tin cá nhân đã tạo ra những nguồn thông tin quan trọng nhất – các yếu tố căn bản của mạng xã hội. Facebook thành công dựa vào sự nhạy bén trong việc đưa ra các dịch vụ trực tuyến đáp ứng nhu cầu của các hành vi xã hội ngoại tuyến.

Những thành tựu đạt được của Facebook

Ước tính các doanh nghiệp chi 900 triệu USD tại Mỹ và 335 triệu USD ngoài nước Mỹ cho quảng cáo trên các mạng xã hội trong năm 2007. Facebook và MySpace là hai mạng xã hội có doanh thu từ quảng cáo lớn nhất Mỹ trong các site mạng xã hội; cả hai chiếm 72% doanh số quảng cáo trực tuyến, với 125 triệu USD thuộc về Facebook. Tin tốt lành này dấy lên cuộc đua thu hút marketing trực tuyến từ các mạng xã hội. Với xu hướng cuộc sống số, hai mạng xã hội này có thể chiếm 75% thị phần trong năm 2008.

Quảng cáo trên mạng Xã hội:

Nguồn: eMarketer – 11/2006

Chi tiêu cho các mạng xã hội tại Mỹ:

Nguồn: eMarketer – 11/2006

Ghi chú:
  • Mạng xã hội nói chung: là những mạng xã hội phục vụ cho các hoạt động chính
  • Mạng xã hội theo chiều dọc là những mạng xã hội hướng đến các sở thích, đam mê của từng cá nhân
  • Mạng xã hội được tài trợ cho mục đích cá nhân là các site được tạo ra cho mục đích marketing và chúng có thể là những site đứng tách biệt hoặc một phần của site lớn hơn.
  • Chi phí bao gồm chi phí quảng cáo trực tuyến và chi phí phát triển site.

Thống kê 5 mạng xã hội có số người truy nhập duy nhất nhiều nhất tại Mỹ vào 2/2007 trong tổng cộng 175 triệu người truy nhập.

Nguồn: eMarketer – 2/2007

Thứ hạng lưu lượng truy nhập toàn cầu từ Alexa

Nguồn: Alexa Global Traffic Rankings
Thứ hạng lưu lượng 2005 được thống kê vào 31/12/2005, thứ hạng lưu lượng 2008 được thống kê vào 12/3/2008.

Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook có:
  • 101 triệu người dùng, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 305%
  • Đứng thứ 4 toàn cầu về số phút truy nhập - 20 tỉ phút ( sau Yahoo!, Live và YouTube), tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 363%
  • Có 67 triệu người hoạt động tích cực, 250.000 người đăng ký mỗi ngày - kể từ 1/2007, hơn 50% thành viên tích cực truy nhập hàng ngày
  • 55.000 mạng trường trung học, đồng nghiệp, nghề nghiệp, vùng miền ( hơn 50% không thuộc các trường đại học), tuổi của các thành viên tăng lên trên 25 nhanh nhất, có 85% thị phần là sinh viên đại học Mỹ
  • 14 triệu tấm ảnh được cập nhật mỗi ngày, 6 triệu nhóm thành viên tích cực trong site
  • Có 20.000 ứng dụng và 95% thành viên Facebook sử dụng ít nhất một ứng dụng
  • Những quốc gia tham gia tích cực nhất ngoài Mỹ bao gồm: Anh ( trên 8 triệu), Canada ( trên 7 triệu), Áo, Úc, Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan, Cô lôm bi a và Nam Phi


Nguồn: comScore global 1/2008; Facebook 3/2008

Tại sao Facebook lại thành công

Mạng xã hội đã làm thay đổi suy nghĩ về sự hiện diện của con người. Internet với sức mạnh của nó kết hợp với các nguồn thông tin cá nhân đã tạo ra những nguồn thông tin quan trọng nhất – các yếu tố căn bản của mạng xã hội. Facebook thành công dựa vào sự nhạy bén trong việc đưa ra các dịch vụ trực tuyến đáp ứng nhu cầu của các hành vi xã hội ngoại tuyến.

Những nhân tố đem lại thành công của Facebook:
  • Cung cấp dịch vụ tiện ích trực tuyến để phục vụ các hành vi xã hội trong một cộng đồng ngoại tuyến. Facebook tạo ra môi trường cho các hoạt động trí tuệ, xoay quanh mối quan hệ giữa con người; cho phép chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, thông tin và tương tác với nhau.
  • Hạn chế đăng ký thành viên ( và các hành vi khác) để tạo ra sự thèm muốn các dịch vụ trực tuyến ( tạo làn sóng đăng ký thông qua hình thức marketing truyền khẩu)
  • Facebook là tổng hợp của một chuỗi các cộng đồng vi mô đã được thâm nhập sâu
  • Xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh dựa trên người dùng và quảng cáo, các sáng lập viên được sự tín nhiệm của các học viên ( trong thời gian khởi sự Facebook)
  • Facebook cung cấp một mạng xã hội được tiêu chuẩn hoá và tự điều khiển/ linh hoạt - một cổng dừng chân được cá nhân hoá cao phục vụ kết nối trực tuyến - người sử dụng có thể lập trình ra trang của riêng họ với các ứng dụng kéo-và-thả liên tục được tạo mới, có giao diện người sử dụng đơn giản, sạch, bảo mật và ổn định.
  • Người sử dụng thích được giới thiệu bản thân của họ và kết nối với bạn bè trong một môi trường được bảo vệ, nơi những người được họ tin tưởng và biết nằm trong mạng lưới của họ và họ không cảm thấy bị xâm hại hoặc cưỡng chế xem quảng cáo.
  • Quảng cáo của Facebook được cá nhân hoá và dựa trên tính truyền miệng, đàm luận.


Với Facebook, thương hiệu của các đơn vị quảng cáo có thể đo lường bởi tính cam kết của người tiêu dùng bằng các hoạt động mạng xã hội như liệt kê một thương hiệu như sự ưa thích, thêm một thương hiệu như bạn bè, đặt đoạn phim tài trợ nhằm mục đích marketing trên trang thông tin cá nhân và để một bình luận tại một trang sở hữu bởi một người làm marketing.

Để thành công marketing trong mạng xã hội không chỉ đơn thuần đo lường số click chuột hoặc giá trị thu được và chi phí của chiến dịch marketing. Mike Murphy, Quản lý lợi nhuận của Facebook nói “Một click có thể có giá trị hàng trăm click đối với một người làm marketing do tính lan truyền trên môi trường Internet … Chúng tôi tin rằng những chia sẻ mà một người bạn có thể làm trong mạng lưới bạn bè của họ có giá trị hơn nhiều những gì một thương hiệu có thể làm bằng việc so sánh giá trị thu được và chi phí bỏ ra trước một người dùng”.

Giao diện của một Trang thông tin cá nhân tại Facebook:

Những nguồn tham khảo:
Theo Thúy Nga, VnMedia